![Kết quả hình ảnh cho BANK](https://www.marshallstrategy.com/wp-content/uploads/2016/10/bank1.jpg)
Sự trở lại của nhóm cổ phiếu vua là sự trở lại đúng lúc và kịp thời, hội tụ đủ mọi yếu tố thiên thời - địa lợi, từ bối cảnh vĩ mô trong nước đến bối cảnh tình hình tài chính quốc tế. Ngay từ đầu năm, trong bài hoạch định chiến lược đầu tư năm 2017, tôi đã đề cập đến dòng cổ phiếu ngân hàng, ACE có thể xem lại trong link bên dưới:
Quay lại bối cảnh năm 2015, nhóm cổ phiếu ngân hàng bùng nổ với mức tăng điểm ấn tượng gần 100%, góp phần dẫn dắt thị trường trong giai đoạn đó. Tưởng chừng như thời điểm ấy dòng cổ phiếu vua đã chính thức quay trở lại và bắt đầu thời kỳ huy hoàng mới. Tuy nhiên, theo sau đợt sóng kéo dài 6 tháng đó, các cổ phiếu như BID và CTG lại bắt đầu một thời kỳ sụt giảm kéo dài gần một năm rưỡi, thành quả tăng giá 6 tháng đó bị phủi sạch khi 2 cổ phiếu này gần như quay lại điểm xuất phát ban đầu. Thời điểm đó, hệ thống ngân hàng chuẩn bị bước vào thời kỳ tái cơ cấu giai đoạn 2, các ngân hàng lớn buộc phải tiếp quản các ngân hàng yếu kém, NHNN buộc các NHTM đẩy mạnh trích lập dự phòng để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, không ít NHTM trong hệ thống vẫn còn vướng phải các vụ án lớn ngân hàng. Cụ thể, giữa năm 2015, CTG phải cõng thêm PGBank, BID phải cõng thêm MHB, gánh nặng từ 2 vụ sáp nhập này đè nặng lên vai hai ông lớn ngân hàng. Kết quả, giá cổ phiếu sụt giảm thảm hại từ tháng 06/2015 kéo dài đến cuối năm 2016. Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu khắt khe ấy cuối cùng cũng đem lại trái ngọt, khi năm 2016 được ghi nhận là năm bùng nổ lợi nhuận của ngành ngân hàng, các ngân hàng top đầu đều triệt để trích lập dự phòng nợ xấu gần như 100%, cá biệt ông lớn VCB đạt tỷ lệ trích lập dự phòng lến đến 121%, các vụ án lớn liên quan đến ngân hàng hầu như đều đã được giải quyết một cách triệt để, việc đem ra xét xử trong giai đoạn này hầu như chỉ còn mang tính chất hình thức, không còn tác động nhiều đến các ngân hàng. Có thể nói năm 2017 là năm hệ thống ngân hàng sẽ bước vào giai đoạn mới - giai đoạn nâng cấp toàn hệ thống, theo đó các NHTM sẽ phải chạy đua để đáp ứng các tiêu chuẩn khắc khe của hiệp định Basel II nhằm theo kịp các tiêu chuẩn của hệ thống quốc tế. Nhưng tạm thời gác lại những triển vọng quá đỗi dài hạn, trước mắt chúng ta tập trung toàn lực vào năm 2017. Vậy năm 2017 nhóm cổ phiếu ngân hàng có gì?
Bối cảnh trong nước
Như đã đề cập ở trên, vấn đề trích lập dự phòng, các vụ án ngân hàng trong hệ thống hầu như đã bình ổn xong, năm 2016 là năm đánh dấu sự trở lại của nhóm ngân hàng khi các ngân hàng top đầu đều ghi nhận lợi nhuận cao mặc dù phải trích lập dự phòng lớn. Năm 2017, áp lực trích lập dự phòng sẽ giảm đáng kể đối với các ngân hàng đã trích lập gần như 100% đến cuối năm 2016, thậm chí các ngân hàng trích lập thừa dự phòng còn có triển vọng hoàn nhập lại số dư dự phòng. Do đó, năm 2017 có thể là năm mà các ngân hàng top đầu ghi nhận lợi nhuận đột biến vượt 10.000 tỷ, có thể là VCB, CTG? Bản thân nội lực nhóm bank đang khá mạnh lại hội tụ các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ cuối năm 2016 đến nay.
Cụ thể, cuối năm 2016, NHNN cho phép 3 ông lớn ngân hàng là VCB, BID, CTG duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa là 90%, đem đến lợi thế đáng kể cho nhóm này.
Tiếp đó, vào tháng 1/2017, Thông tư 41 cho phép giãn quy định hệ số CAR = 8% theo chuẩn Basel II đến năm 2020, chỉ áp dụng sớm nếu các ngân hàng tự nguyện đăng ký áp dụng trước, việc hoãn tiêu chí khắt khe này giúp giảm áp lực đáng kể cho hệ thống ngân hàng trong việc gia tăng vốn tự có.
Thông tư 39 chính thức có hiệu lực từ 15/3, cho phép áp dụng lãi suất thỏa thuận giữa NH và khách hàng hàm ý thả nổi lãi suất càng thuận lợi cho hệ thống ngân hàng, giúp cải thiện biên lợi nhuận của các ngân hàng nếu lãi suất có xu hướng tăng. Tác động của thông tư 39 đã được tôi phân tích cụ thể trong bài nhận định vĩ mô với tựa đề “Nợ công - Tỷ giá và Lãi suất” trong link bên dưới:
Ngoài sự hậu thuẫn của các chính sách và thông tư trong lĩnh vực ngân hàng, bản thân từng ngân hàng cũng có các câu chuyện riêng:
VCB và CTG với câu chuyện nới room, mặc dù khả năng nới room là câu chuyện trong dài hạn nhưng vẫn là một trong những nhân tố tiềm năng.
BID với câu chuyện xoay quanh HAG và HNG, sự tăng giá mạnh mẽ của hai cổ phiếu này cùng kỳ vọng từ gói hỗ trợ nông nghiệp 100.000 tỷ, các chủ nợ đồng ý chuyển đổi từ trái chủ sang cổ phần cũng là một trong những bước chuyển biến cực kỳ tích cực đối với HAG và HNG.
.
ACB - một trong những NHTM cổ phần tốt nhất hiện nay với khả năng quản trị rủi ro cực tốt.
Bối cảnh quốc tế
Thị trường tài chính quốc tế năm nay hầu như đang dõi theo từng chuyển động trong chính sách lãi suất của FED, việc thay đổi chính sách lãi suất của FED tác động đáng kể lên xu hướng dịch chuyển dòng vốn quốc tế. Cụ thể, sau khi FED tăng lãi suất, hầu như các ngân hàng TW trên thế giới, đặc biệt là tại các nền kinh tế mới nổi đều có động thái tương tự:
Việc điều chỉnh tăng lãi suất hầu như là tất yếu để giữ biên độ chênh lệch giữa lãi suất tại các thị trường mới nổi và lãi suất đồng USD, nhằm giữ chân các dòng vốn ngoại ở lại các thị trường này. Điều này khá khớp với kỳ vọng của tôi trong bài phân tích chính sách lãi suất liên quan đến Thông tư 39 của Việt Nam có hiệu lực từ 15/3, trùng hợp với thời điểm FED tăng lãi suất:
Vậy, động thái tăng lãi suất của FED thì ngành nào được hưởng lợi nhất? Nhìn vào giá cổ phiếu ngân hàng tại Mỹ chúng ta sẽ thấy câu trả lời. Từ đợt tăng lãi suất vào tháng 12/2016, giá cổ phiếu các ngân hàng tại Mỹ và tại nhiều thị trường trên thế giới đã có mức tăng mạnh. Việc FED tăng lãi suất có lộ trình cũng giúp các nền kinh tế khác có các chính sách chủ động hơn và xu hướng cũng là thắt chặt tiền tệ, dần dần nâng lãi suất tại các thị trường mới nổi. Do đó, ngành ngân hàng sẽ được hưởng lợi đáng kể khi lãi suất có xu hướng đi lên, giúp cải thiện biên lợi nhuận của ngành này.
Như vậy, nhóm cổ phiếu ngân hàng đang hội tụ đủ các yếu tố bùng nổ trong năm 2017 khi cộng hưởng các chính sách vĩ mô hỗ trợ trong nước và xu hướng vận động của thị trường tài chính thế giới.
Quay lại với bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong bài hoạch định chiến lược đầu năm, tôi đặt nhóm cổ phiếu ngân hàng lền hàng đầu vì các lý do nội lực bên trên. Đồng thời, bản thân các chu kỳ tăng giá của thị trường chứng khoán luôn cần có nhóm ngành dẫn dắt. Trong bối cảnh năm 2016, hầu hết các nhóm ngành, đặc biệt là các leader ngành đều đã có quá trình bủng nổ, giá cổ phiếu tăng gấp 2-3 lần, theo chu kỳ lead sóng, thật khó và rất rủi ro nếu chọn các nhóm ngành đã tăng giá quá mạnh, đặc biệt là các nhóm bùng nổ lợi nhuận vào quý 3 và 4 năm 2016. Do đó, sự trở lại của nhóm ngân hàng trong năm 2017 là cực kỳ đúng lúc, thứ nhất nhóm bank có nội lực. Thứ hai, giá cổ phiếu của top đầu đang nằm ở vùng giá thuận lợi để tạo lập sóng. Và cuối cùng, nhóm bank từng là vị vua trên thị trường, và luôn là nhóm dẫn dắt có tác động đáng kể lên chỉ số.
Để nắm bắt cơ hội từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, nhất thiết chúng ta phải nhìn vào chu kỳ sóng tổng quan và triển vọng trong ngắn - trung và dài hạn của nhóm này, thay vì bị chi phối quá nhiều vào các dao động trong ngắn hạn mà bỏ lỡ cơ hội đầu tư đầy triển vọng.
Đừng quên câu nói của Jesse Livermore: “Nếu bạn không kiếm được tiền từ nhóm cổ phiếu dẫn dắt thì đừng nghĩ tới việc đầu tư chứng khoán”.
Phân tích kỹ thuật:
VCB
Bỏ qua các đặc tính đầu cơ, ko tranh luận cổ phiếu nào mạnh cổ phiếu nào yếu trong nhóm ngắn hạn. Tôi luôn đặt VCB lên đầu tiên vì đây là mã lead ngành nên không sớm thì muộn sẽ có sự đột phá đáng kể khi dòng bank xác lập chu kỳ sóng trung và dài hạn trong năm nay. Bên cạnh đó, tôi kỳ vọng VCB sẽ là ngân hàng đầu tiên cắm mốc lợi nhuận trên 10k tỷ trong năm nay, với lợi thế của 1 ông lớn ngân hàng và tiềm năng từ khoản trích lập dự phòng có thể được hoàn nhập giúp VCB bùng nổ về lợi nhuận.
Bên dưới là chart tuần VCB, giá cổ phiếu đang tiệm cận đường trendline tăng giá dài hạn từ đầu năm 2014. Mức hỗ trợ khá mạnh của VCB là 36.5, trong các bài phân tích kỹ thuật trước tôi liên tục nhấn mạnh ngưỡng hỗ trợ này với kỳ vọng dòng bank sẽ đi theo nhịp điều chỉnh A-B-C.
Thứ hai, đường trendline tăng giá dài hạn cùng với đường trendline giảm giá từ cuối năm 2016 đang hợp thành chart tam giác hướng lên cho VCB. Theo như trong hình, nếu VCB breakout lên đương trendline giảm giá trung hạn tại mốc 38,5 thì sẽ xác lập chu kỳ bùng nổ mới, nhịp tăng sẽ mạnh mẽ và hút dòng tiền đầu cơ hơn.
Phân tích chu kỳ sóng ngắn hạn trong chart ngày: sau nhịp sóng tăng từ tháng 12/2016, VCB đang trong nhịp điều chỉnh mà tôi đánh giá là sóng 2. Trong nhịp điều chỉnh này, đường Fib(50) và Fib(61,8) thường là ngưỡng hỗ trợ mạnh và là điểm đảo chiều để vào sóng tăng mới. Ban đầu, tôi kỳ vọng VCB sẽ về 36,5 nằm giữa 2 ngưỡng này. Tuy nhiên, đà giảm giá và lực cung dần cạn kiệt tại vùng 37 (thỏa tiêu chuẩn VOL <1/2 MA(VOL10) khiến VCB khó có thể điều chỉnh thêm và đang cho thấy những tín hiệu tích lũy tích cực trước khi đảo chiều.
Phân tích phiên ETF hôm thứ 6 đối với VCB, đó là phiên xả hàng ETF mang tính chất kỹ thuật của loại hình quỹ này. Ở chiều ngược lại, lực cầu có thể xem là lực cầu thực, khi dòng tiền đầu tư lẫn đầu cơ sẵn sàng cân VCB về mức giá 37, chứng tỏ dòng tiền vào VCB khá chủ động. Phiên ETF thứ 6 vừa rồi có thể xem là phiên đột biến về vol của VCB, cho tín hiệu xác nhận tích cực đầu tiên của khối lượng. Điều còn lại, chúng ta chỉ cần chờ đợi sự bùng nổ về giá trong tuần này.
BID
Mã tiếp theo trong nhóm bank là BID, về mặt đầu cơ và dao động trong ngắn hạn. Phiên thứ 6 vừa rồi cho thấy tiềm lực bùng nổ của BID là tốt nhất trong nhóm bank. Giống VCB, BID cũng bắt đầu điều chỉnh sớm từ 10/02/2017 nhưng lại là mã cho tín hiệu xác nhận tích cực cả về giá và khối lượng trong phiên thứ 6. Với khối lượng đột biến vượt bình quân 10 và 45 phiên, đồng thời giá và các đường WMA hội tụ, chúng ta sẽ chờ đợi đợt bùng nổ mạnh mẽ của BID trong tuần này.
Về chu kỳ sóng trung và dài hạn, trong chart tuần của BID bên dưới có thể thấy, BID đã tích lũy mẫu hình nền phẳng từ đầu 2016 đến 2017, đây là một trong những mẫu hình cho tiềm năng lợi nhuận cực lớn (mức tăng giá có thể đạt từ 70 - 100%) và chu kỳ sóng hứa hẹn sẽ kéo dài về mặt thời gian (tối thiểu từ 6-9 tháng). Trong nến tuần tăng giá mạnh mẽ ngày 6/1/2017 từ vùng 14, VOL của BID đột biến tron 3 nến tuần bình quân 20tr cổ/tuần, xác nhận điểm đảo chiều cho chu kỳ tăng giá trong trung và dài hạn. Trong chuỗi giảm giá của nến tuần từ ngày 10/2 hầu như thân nến đều co hẹp cho thấy quá trình giằng co mạnh mẽ và hỗ trợ vững chắc cho xu hướng tăng của BID trong trung và dài hạn.
CTG
Tương tự, CTG đang cho thấy sự ổn định của mặt bằng giá quanh vùng 18, đà giảm đã chững lại, thanh khoản dần sụt giảm theo chiều hướng tích cực và giá sideway tại vùng giá 18. Mức điều chỉnh không nhiều cho thấy đây là một trong những mã có lực đỡ từ dòng tiền rất tốt, và cũng là mã có mức tăng mạnh mẽ nhất trong nhóm bank từ đầu năm, vượt trội so với VCB và BID. Sự bùng nổ của CTG trong nhịp sóng mới cần 1 phiên tăng và đột biến khối lượng trở lại vượt bình quân 10 và 45 phiên để xác nhận.
Bên trên tôi chỉ đề cập 3 mã cổ phiếu top đầu mang tính chất đại diện. Còn về độ mạnh yếu, hấp dẫn đầu cơ hay không thùy tùy thuộc từng cổ phiếu, các cổ phiếu như ACB, STB, MBB cũng đã cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ trong sóng 1. Đáng chú ý ACB lại là mã có mức tăng mạnh nhất trong đợt sóng vừa rồi với mức tăng hơn 40%.
Một điểm đáng lưu ý nữa là về đặc tính đầu cơ của thị trường: giá của bất kỳ cổ phiếu nào trên thị trường đều được đóng góp từ lực đẩy của 2 thành phần: là thành phần đầu tư và thành phần đầu cơ. Thành phần đầu tư sẽ đưa giá cổ phiếu về quanh giá trị thực của nó, còn thành phần đầu cơ sẽ đưa giá cổ phiếu “lên đỉnh”. Nếu xét lại bối cảnh năm 2015, thời điểm mà các nhà đầu cơ sẵn sàng đưa VCB lên 44, CTG và BID lên 24 thì bối cảnh 2017, tôi nghĩ là đang tốt hơn thời điểm đó rất nhiều. Vậy phải chăng là quá phi lý khi người ta còn đang do dự khi CTG, BID còn ở vùng giá 17-18.
Sẽ không ngạc nhiến nếu năm nay VCB đạt 50, BID và CTG có thể cán mốc 30.
P/S: Bài viết nhằm đưa tổng quan về cả chu kỳ sóng của nhóm bank trong trung và dài hạn, khuyến nghị NĐT tự tin hơn với các quyết định của mình thay vì bị các dao động ngắn hạn của thị trường chi phối.
VIET EURO
http://cafef.vn/nghi-dinh-61-va-cau-hoi-ai-se-huong-loi-lon-nhat-khi-tham-gia-mua-va-xu-ly-no-xau-2017052109290977.chn
Trả lờiXóahttp://cafef.vn/fitch-nang-trien-vong-tin-nhiem-cua-viet-nam-len-tich-cuc-canh-bao-ve-no-xau-20170518170909473.chn
Hai tin tốt liên tiếp cho dòng Ngân hàng, sẵn sàng bùng nổ!