29/3/17

TÀI CHÍNH HÀNH VI (PHẦN 6): KHUYNH HƯỚNG BẤT ĐỒNG TRONG NHẬN THỨC


Kết quả hình ảnh cho stop loss
Khi cổ phiếu đi xuống và gây ra thua lỗ, các thông tin bất lợi, mâu thuẫn với nhận định và kỳ vọng ban đầu của NĐT về cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Thông thường họ sẽ cố gắng phớt lờ những thông tin tiêu cực, chống lại quyết định đó, tìm kiếm những thông tin ủng hộ cho quyết định ban đầu của họ; thậm chí, nguy hiểm hơn là NĐT lại tiếp tục mua vào cổ phiếu đó, nhằm củng cố niềm tin “sai lầm” của họ, để tránh sự khó chịu về tâm lý và tinh thần.


Ban đầu, khi các lý do “ngụy biện” đủ giúp họ tiếp tục nắm giữ cổ phiếu thay vì cắt lỗ. Nhưng đến một lúc nào đó, mức thua lỗ vượt quá sức chịu đựng, người ta lại thay đổi hoàn toàn niềm tin; sau khi bán ra cổ phiếu, họ thường có cảm giác ghê sợ, không còn muốn nhắc đến cổ phiếu đó nữa. Cuối cùng, họ bỏ lỡ cơ hội từ chính những cổ phiếu mà mình đã từng đầu tư.

Mô tả chung: Khi những thông tin mới được thu thập mâu thuẫn với những hiểu biết và nhận định trước đó, người ta thường cảm thấy khó chịu về tinh thần - hiện tượng tâm lý này được gọi là bất đồng nhận thức. Về mặt tâm lý, nhận thức đại diện cho thái độ, cảm xúc, niềm tin hoặc những giá trị; và sự bất đồng nhận thức là một trạng thái mất cân bằng xảy ra khi những nhận thức mâu thuẫn giao thoa nhau.

Thuật ngữ bất đồng nhận thức bao gồm các phản ứng phát sinh khi người ta cố gắng đấu tranh để hài hòa những nhận thức và do đó làm giảm sự khó chịu về tinh thần của họ.

Ví dụ: Ban đầu khi mua 1 cổ phiếu, người ta có nhiều kỳ vọng tích cực và tin rằng hoạt động kinh doanh của DN sẽ tốt và triển vọng. Tuy nhiên, khi các thông tin tiêu cực liên quan đến cổ phiếu đó xuất hiện, như một phản ứng về mặt tâm lý người ta sẽ cố gắng tìm kiếm các lý do hợp lý để ngụy biện cho quyết định sai lầm của mình nhằm làm giảm sự khó chịu về mặt tinh thần, do những thông tin và diễn biến của cổ phiếu không giống như ban đầu họ kỳ vọng. Họ sẽ cố gắng thuyết phục chính bản thân mình rằng cổ phiếu mà họ đã mua vẫn còn triển vọng, và cố gắng tìm kiếm các thông tin ủng hộ quyết định ban đầu của họ, thậm chí là phớt lờ những thông tin tiêu cực mới xuất hiện, để tránh sự không thoải mái về mặt tinh thần đối với quyết định (sai lầm) ban đầu.

Mô tả về mặt kỹ thuật: Các nhà tâm lý học kết luận rằng người ta thường thực hiện sự hợp lý hóa một cách rộng rãi nhằm hài hòa các nhận thức của họ và duy trì sự ổn định về tâm lý. NĐT thường điều chỉnh hành vi và nhận thức của họ để đạt được sự cân bằng về nhận thức, tuy nhiên, những sự điều chỉnh đó không phải lúc nào cũng hợp lý và có lợi cho họ.

Bất cứ lúc nào ai đó cảm thấy buộc phải lựa chọn một trong số các lựa chọn, một vài cảm giác mâu thuẫn chắc chắn sẽ đi theo các quyết định của họ. Điều này là vì sự lựa chọn thay thế thường có những nhược điểm, trong khi sự lựa chọn bị bác bỏ lại có những đặc điểm bù đắp. Những yếu tố này thử thách sự tự tin của người ra quyết định trong những thương vụ mà họ đã thực hiên trước đó. Sự cam kết thể hiện sự đính kèm của cảm xúc của một cá nhân đối với quyết định cuối cùng, luôn đứng trước sự xuất hiện của sự bất đồng nhận thức. Nếu những sự thực thách thức quá trình mà một chủ thể đính kèm cảm xúc, thì những sự thực đó sẽ là những mối đe dọa về mặt cảm xúc. Hầu hết mọi người đều cố gắng tránh những tình huống xung đột như vậy và thậm chí là phớt lờ những thông tin tiềm ẩn có liên quan để tránh sự mâu thuẫn về tâm lý.  

Sự bất đồng về nhận thức phân thành 2 loại:
1.Nhận thức có chọn lọc (chỉ tiếp nhận những thông tin ủng hộ cho quan điểm của mình): những NĐT mắc khuynh hướng này chỉ tiếp nhận những thông tin xuất hiện để xác nhận cho quyết định ban đầu của họ. Do đó, tạo ra một quan điểm phiến diện và không chính xác. Không có khả năng để hiểu một cách khách quan về bằng chứng sẵn có, NĐT càng dễ mắc sai lầm trong tính toán.
2. Thực hiện quyết định có chọn lọc: khuynh hướng này xảy ra khi NĐT có sự cam kết cao đối với quyết định ban đầu (có niềm tin cao độ vào cổ phiếu họ đã mua). Việc đưa ra quyết định có chọn lọc nhằm hợp lý hóa hành động cho phép NĐT tuân thủ quá trình, ngay cả khi phải trả giá đắt với quyết định đó.

Ví dụ: NĐT tiếp tục mua cổ phiếu mà họ đang nắm giữ ngay cả khi triển vọng của nó không còn sáng sủa, hoặc có những thông tin bất lợi liên quan đến cổ phiếu đó nhằm tránh “lãng phí” khoản đầu tư đang bị thua lỗ, dẫn đến hành vi sai lầm là bình quân giá xuống thụ động. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng người ta sẽ chủ động mua các cổ phiếu đang thua lỗ hoặc có những diễn biến căn bản, thông tin bất lợi nhằm củng cố các quyết định và cam kết mà họ đã từng đưa ra.

Hàm ý đối với nhà đầu tư: 
Các nhà đầu tư cần có khả năng sống chung với các quyết định. Nhiều nhà thực hành quản lý tài sản lưu ý rằng khách hàng thường sa lầy vào việc cố gắng hợp lý hóa những quyết định trước đây của họ, đặc biệt là các khoản đầu tư thất bại. Hơn nữa, những người mắc khuynh hướng này thường trì hoãn một cách bất hợp lý việc loại bỏ/bán ra các cổ phiếu không tạo ra lợi nhuận tương xứng (tức là ko chịu bán các cổ phiếu đang thua lỗ và không còn tiềm năng mặc dù khả năng tạo ra lợi nhuận của nó là rất thấp).
Cả hai trường hợp đều ngăn NĐT khỏi các quyết định hợp lý, ví dụ như ngăn họ trong việc hiện thực hóa khoản thua lỗ nhằm tận dụng mức khấu trừ thuế và tái đầu tư vào các cơ hội tốt hơn một cách sớm nhất. Và quan trọng hơn, việc cố gắng duy trì lòng tự trọng ngăn các nhà đầu tư học hỏi từ chính sai lầm của họ. Thay vì tự thừa nhận sai lầm trong quá khứ, NĐT sẽ cho rằng họ chỉ thất bại trong riêng thương vụ đó thay vì nhìn nhận quá trình ra quyết định/hoặc phương pháp đầu tư có vấn đề. Do đó, những người bỏ lỡ cơ hội học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ thường sẽ mắc lại chính những sai lầm cũ, bắt đầu 1 vòng tuần hoàn mới: lo lắng => khó chịu => bất hòa => phủ nhận.

Khuynh hướng bất đồng nhận thức thường khiến các NĐT mắc phải các sai lầm hành vi như bên dưới:
1. Bất đồng nhận thức có thể khiến NĐT nắm giữ một danh mục chứng khoán thua lỗ mà đáng lẽ ra họ nên bán chỉ bởi vì họ muốn tránh những đau đớn về tinh thần liên quan đến việc thừa nhận rằng họ đã ra một quyết định tồi.
2. Sự bất đồng về nhận thức có thể khiến NĐT tiếp tục mua một cổ phiếu mà họ đã nắm giữ sau khi nó đi xuống (bình quân giá xuống) để xác nhận quyết định trước đó; thay vì xem xét việc mua thêm cổ phiếu này là một thương vụ mới hoàn toàn tách biệt, cần sự đánh giá khách quan và hợp lý như một khoản đầu tư độc lập. Một câu châm ngôn cho trường hợp này là: “ném đồng tiền tốt vào một quyết định tồi”.
3. Sự bất đồng nhận thức có thể khiến NĐT bị cuốn vào chuỗi hành vi sai lầm, khi họ cố gắng phớt lờ những thông tin trái ngược với quyết định trước đó (bất đồng nhận thức) mãi cho đến khi quá nhiều thông tin trái ngược được công bố, những NĐT tập hợp lại và gây ra một chuỗi hành vi chống lại quyết định đó (từ trạng thái tin tưởng cao độ vào cổ phiếu trước thời điểm cắt lỗ chuyển sang tiêu cực hoàn toàn về chính cổ phiếu đó sau khi đã bán ra).
4. Sự bất đồng nhận thức khiến NĐT tin rằng “thời điểm này sẽ khác”. Những người mua phải những cổ phiếu đã tăng quá nóng, đánh giá quá cao các cổ phiếu tăng trưởng vào thập niên 1990 đã phớt lờ những chứng cứ cho thấy rằng không có ngoại lệ về lợi nhuận từ những cổ phiếu đắt đỏ nhất trên thị trường. Thực tế, hầu hết những công ty tăng trưởng nóng giai đoạn đó bây giờ đều có giá cổ phiếu thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh của nó.

Nghiên cứu của Goetzmann và Peles đã chỉ ra rằng những NĐT khi đứng trước quyết định nên bán hay tiếp tục nắm giữ 1 cổ phiếu, họ hay bị tác động bởi sự chênh lệch giữa mức giá họ mua và mức giá hiện tại của cổ phiếu đó, thay vì dựa vào những thông tin và chuyển biến mới nhất của doanh nghiệp để nhận định và phân tích trước khi đưa ra quyết định mua – bán hay nắm giữ.

Lời khuyên => Phần này chưa soạn xong!

VIET EURO 

Biên soạn từ “Behavioral Finance and Wealth Management”. Micheal M.Pompian.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét