3/3/16

Adolf Hitler – Biểu tượng vĩ đại về việc khai phá tiềm năng của con người!


Trong lịch sử, khi nhắc đến Hitler người ta thường nhắc đến chế độ  độc tài và vụ thảm sát hơn 6 triệu người Do Thái. Nhắc đến Hitler là nhắc đến tội ác và xấu xa. Nhưng nếu có người nào đó xứng đáng được đem ra để làm biểu tượng hình mẫu cho việc khai phá tiềm năng vô hạn của con người thì đó chính là Hitler – Adolf Hitler.

Đoạn đầu trong cuộc đời của Hitler khá giống với Chung Ju Yung – ông chủ tập đoàn Huyndai. Điểm chung là 2 người không bao giờ cam chịu cuộc sống được áp đặt bởi cha của mình, ko cam chịu và luôn có ý chí tiến thủ, luôn cố gắng đấu tranh để vươn đến cuộc sống tự do. Điều đáng tiếc duy nhất của Hitler có lẽ là ý chí tiến thủ, tinh thần ái quốc của ông ta lại gắn với hai từ “cực đoan”. Ở những nhân vật vĩ đại trong lịch sử, những nhân cách lớn, trở nên vĩ đại vì họ gắn lợi ích của mình với lợi ích của cộng đồng và lợi ích của một đất nước, như hàm ý trong câu nói: “Để đi nhanh bạn cần đi một mình, nhưng để đi xa bạn cần đi theo nhóm”. Hitler cũng đã làm được điều đó, nhưng yếu tố “cực đoan” đã khiến ông đi sang một ngã rẽ khác, ngã rẽ nhận lấy sự thù hận của nhân loại. Cùng xem lại tiểu sử của Hitler để thấy được rằng nếu loại bỏ hai từ “cực đoan” ra khỏi con người ông, ta sẽ thấy Hitler là biểu tượng vĩ đại về việc khai phá tiềm năng vô hạn của con người. Các đoạn trích dưới đây được tôi sưu tâm từ Wikipedia.

Wikipedia:
Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa 2 phần đời của ông ta. Đoạn đời trước tuổi 30 của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hiếm thấy.
Vào năm 1895 ở tuổi 58 cha ông nghỉ hưu, khi đó Adolf Hitler được sáu tuổi, ông theo học một trường công lập ở gần thị trấn Linz, nước Áo. Đến năm 11 tuổi, ông học trường trung học ở Linz. Cha ông hy sinh về mặt tài chính vì con và trông mong Adolf Hitler sẽ trở thành một công chức, nhưng ông luôn chống lại ý tưởng này một cách quyết liệt. Ông kể trong quyển "Cuộc tranh đấu của tôi": "Tôi không muốn trở thành công chức, không, ngàn lần không... Tôi... ớn đến tận cổ với ý nghĩ ngồi trong một văn phòng, đánh mất mọi tự do; không còn làm chủ cho thời gian của mình..."

Điểm số của Adolf Hitler ở trường trung học Linz kém đến nỗi ông phải chuyển qua học trường công lập ở Steyr. Ông chỉ theo học trường này một thời gian ngắn rồi bỏ dở, trước khi học xong chương trình. Thất bại ở trường học dày vò Hitler trong đoạn đời về sau, khi ông dùng nhiều từ nhục mạ để nói về những người thầy dạy mình ở trường học thời tuổi nhỏ. Sau này Hitler giải thích, một trong những nguyên do khiến ông học hành kém cỏi, rồi cuối cùng bỏ học là vì muốn chống lại ý muốn của cha ông: "Tôi nghĩ rằng khi cha tôi thấy tôi không tiến bộ ở trường học, ông sẽ cho tôi dồn thời gian vào giấc mơ của tôi, dù cho ông thích hay không."

Adolf vẫn không muốn đỡ đần. Ông luôn căm ghét ý tưởng làm một nghề cố định nào đấy để sinh sống. Chính trong khoảng thời gian này, ông chán nản học hành nhưng lại đọc rất nhiều sách, sau khi đăng ký làm thành viên của thư viện và bảo tàng địa phương.

Thời niên thiếu ở Viên và Munich
 

Năm 1906, khi vừa lên 17 tuổi, với một khoản tiền do bà mẹ và những người thân khác cung cấp, Hitler đi đến sống ở thủ đô Viên của nước Áo. Anh dò hỏi việc theo học Viện Hàn lâm Nghệ thuật Viên, và năm sau dự kỳ thi tuyển sinh trong ước vọng trở thành họa sĩ. Nhưng mộng không thành: bài dự thi của anh không đủ điểm. Hitler cố dự thi lần nữa vào năm sau, nhưng lần này vẫn không đạt. Trong lúc ấy, bà mẹ đang hấp hối vì chứng ung thư. Trong ba năm, bà và dòng họ đã cố gắng chu cấp cho người trai trẻ mà không thấy kết quả gì. Ngày 21 tháng 12 năm 1908, bà qua đời. Bốn năm kế tiếp, từ năm 1909 đến 1913, là giai đoạn khốn khó cùng cực đối với Hitler. Ông không thiết tha việc học nghề chuyên môn hoặc nhận bất kỳ việc làm thường xuyên nào. Thay vào đấy, ông nhận công việc lặt vặt: quét tuyết, di chuyển hành lý ở ga tàu hỏa, đôi lúc làm công nhân xây dựng trong vài ngày. 
Tháng 11 năm 1909, không đầy một năm sau khi đến thành Viên, ông phải rời bỏ căn hộ cho thuê có nội thất để sống 4 năm kế tiếp trong một phòng trọ rẻ tiền hoặc trong khu nhà trọ lụp xụp, và phải dùng bữa ở bếp ăn từ thiện cho qua cơn đói.
Từ việc đọc sách ở thành Viên, Hitler đã tiếp nhận những ý tưởng nông cạn và xoàng xĩnh, thường là phi lý và lố bịch, lại bị đầu độc bởi những thiên kiến kỳ dị. Những ý tưởng ấy tạo thành một phần nền tảng cho Đế chế Thứ Ba mà Hitler trẻ, ham đọc sách sắp gây dựng nên. Dù không trực tiếp can dự vào chính trị, Hitler theo dõi sát sao hoạt động của ba đảng phái chính của Áo. Việc này đã nảy sinh đầu óc sắc sảo về chính trị giúp Hitler nhìn rõ mặt mạnh và mặt yếu của những phong trào chính trị đương thời. Theo thời gian, đầu óc trưởng thành như thế đã biến Hitler thành một chính trị gia bậc thầy của nước Đức. Ông nghiên cứu những hoạt động của Đảng Dân chủ Xã hội Áo, rồi đi đến 3 kết luận giải thích tại sao đảng này đã thành công: họ biết tạo ra phong trào quần chúng mà nếu thiếu nó, đảng sẽ không có thực quyền; họ đã lĩnh hội được nghệ thuật tuyên truyền trong quần chúng và họ hiểu được giá trị của phương pháp mà ông gọi là "sự khủng bố tâm linh và thể chất".

Ông bắt đầu tập luyện tài hùng biện đối với những cử tọa ông tìm được ở khu nhà trọ, bếp ăn từ thiện, góc đường phố. Dần dà, việc này phát triển thành một kỹ năng đáng sợ hơn là bất kỳ kỹ năng nào giữa hai trận thế chiến, và đóng góp phần lớn vào thành công đáng kinh ngạc của Hitler. Và cuối cùng, Hitler đã có kinh nghiệm về người Do Thái trong thời gian sống ở Viên. Dù Hitler sau này kể lại là ông không để ý gì đến người Do Thái lúc còn sống ở Linz, nhưng theo một người bạn thời tuổi trẻ của Hitler thì sự thật khác hẳn. Lúc từ Linz đi đến Viên, Hitler đã sẵn mang tư tưởng bài Do Thái.
Mùa xuân 1913, Hitler vĩnh viễn rời xa thành Viên để đến sống ở nước Đức. Lúc này Hitler được 24 tuổi, và mọi người đều thấy là ông hoàn toàn thất bại trong cuộc đời. Ông đã không thể trở thành một họa sĩ, hoặc một nhà kiến trúc. Dưới con mắt của mọi người, ông chẳng là gì cả mà chỉ là một gã lông bông, không có bạn bè, không gia đình, không công ăn việc làm, không có mái ấm. Tuy nhiên, ông có một thứ: lòng tự tin không gì dập tắt được và một ý thức về sứ mệnh nung nấu trong tim.

Xét qua một người không có học vấn, chỉ mang cấp bậc hạ sĩ trong Đệ nhất thế chiến, không có nhân thân tốt, không người đỡ đầu, không gia sản, những thành tựu mà Hitler đạt được trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự là không thể giải thích nổi.

Đáp lại, Hitler tổ chức ký kết thỏa ước ngừng bắn. Ông chọn nơi ký kết là toa tàu hỏa Compiègne - nơi nước Đức đầu hàng vào năm 1918. Nếu hồi ấy nước Đức đại bại và bị phân rã, thì Pháp đã phải chịu số phận tương tự vào năm 1940. Để đạt được chiến thắng huy hoàng này, Hitler chỉ mất 27.000 binh sĩ Đức.[11][14]

Những tố chất trong con người Hitler
Trong con người của Hitler có nhiều tố chất đặc biệt, mỗi tố chất phụ trợ và kết hợp với những tố chất khác giúp cho ông đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh bại hoặc dẹp tan những thể chế chính trị cộng hòa, quân đội, nghiệp đoàn.


Tinh thần ái quốc cực đoan
Tinh thần này vừa giúp Hitler chiếm được con tim của người dân Đức và tranh thủ được sự ủng hộ của quân đội. Ban đầu, các nước Đồng Minh chỉ nhận ra khía cạnh "ái quốc" trong con người Hitler, còn khía cạnh "cực đoan" thì được che giấu bởi tài hùng biện. Như đã nói, ông ta tự coi mình là người kế thừa của vua Friedrich II Đại Đế[5] - một vị vua lớn của Vương quốc Phổ xưa,[26] dù chế độ độc tài của ông ta thực ra chẳng mấy giống với vua Friedrich II Đại Đế.[5]


Việc làm đi đôi với lời nói
Một khi đã định hình tư tưởng, xuyên suốt qua cương lĩnh đảng, quyển sách Mein Kampf và những bài phát biểu, Hitler đều mang ra thực hiện những gì ông nói. Cũng có nhiều điều ông không làm như đã hứa, nhưng đấy là chiến thuật mị dân trong bước đầu khi Quốc xã muốn chiếm quyền lực bằng lá phiếu dân chủ. Còn lại, Hitler đều thi hành những sách lược chủ chốt đúng như ông đã nói.


Bản chất độc tài, chuyên chế
Bản chất này đã bộc lộ ngay trong giai đoạn Hitler mới gia nhập Đảng Lao động Đức, tiền thân của Quốc xã. Cũng nói là làm, Hitler đã trình bày rất rõ ý định thiết lập một nước Đức dưới chế độ chuyên chế, độc đảng, và đảng này dưới quyền một lãnh tụ chuyên chế.


Tài hùng biện
Đây là một vũ khí rất lợi hại của Hitler. Nhờ tài hùng biện cộng với tính lừa dối, Hitler đã chinh phục được người dân Đức, giới quân đội, ngay cả giới truyền thông và các nhà lãnh đạo nước ngoài.

Tài hùng biện, tổ chức và tuyên truyền
Trong những ngày sống lang thang ở thành Viên, Hitler để ý đến tầm quan trọng của tài hùng biện trong chính trị, và ông viết:

“ Uy lực trong lịch sử tạo ra những cơn lốc về tôn giáo và chính trị từ ngàn xưa đều là uy lực thần kỳ của lời nói, và chỉ do lời nói mà thôi.... Chỉ có thể khích động quần chúng bằng uy lực của lời nói. Mọi phong trào vĩ đại đều là phong trào quần chúng, là sự bùng nổ của nỗi mê đắm và xúc cảm của con người... ”
— Hitler


Khởi đầu, không có triển vọng gì về sự nghiệp chính trị cho một người Áo 31 tuổi không bạn bè, không tiền bạc, không công ăn việc làm, không nghề chuyên môn, và không hề có kinh nghiệm gì về hoạt động chính trị. Hitler nhận thức được điều này.
Dù không tham gia vào hoạt động chính trị của Áo, Hitler đã bắt đầu tập luyện tài hùng biện đối với những cử tọa anh tìm được ở khu nhà trọ, bếp ăn từ thiện, góc đường phố. Dần dà, việc này phát triển thành một kỹ năng đáng sợ hơn là bất kỳ kỹ năng nào giữa hai trận thế chiến, và đóng góp phần lớn vào thành công đáng kinh ngạc của Hitler.

"Tuần lễ Thủy tinh vỡ" là dấu hiệu báo trước cho sự suy yếu tai hại mà cuối cùng sẽ dẫn nhà độc tài, chế độ của ông và đất nước của ông đến chỗ suy tàn. Chúng ta đã thấy đầy dẫy những biểu hiện của chứng hoang tưởng tự đại của Hitler. Nhưng từ trước đến giờ, Hitler đã cố tự kiềm chế ở những thời điểm khẩn trương trên bước đường đi lên của ông và của đất nước ông. Ở những thời điểm như thế, thiên tài về hành động gan lì và tính toán cẩn thận cho hậu quả đã giúp cho ông đạt hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhưng bây giờ, như ngày 9 tháng 11 và những hệ lụy về sau sẽ cho thấy, Hitler đang mất dần khả năng tự kiềm chế. Chứng hoang tưởng tự đại của ông đã trở nên áp chế. Biên bản buổi họp ngày 12 tháng 11 do Göring chủ trì cho thấy chính Hitler có trách nhiệm đối với đêm tàn phá trong tháng 11 ấy; chính ông đã thúc đẩy Göring loại trừ người Do Thái ra khỏi cuộc sống ở Đức. Từ lúc này trở đi, chủ nhân ông tuyệt đối của Đế chế thứ Ba sẽ không còn biết tự kiềm chế – đức tính đã thường cứu nguy cho ông trước đây. Và dù cho thiên tài của ông sẽ dẫn đến những cuộc thôn tính đáng kinh ngạc khác, những hạt mầm độc hại cho việc tự phá hủy chung cục của nhà độc tài và của đất nước ông đã được gieo cấy.

P/S: Sơ lược về tiểu sử của Hitler, đi qua thời kỳ đỉnh cao của ông đến những ngày tàn phát xít Đức. Có thể thấy, từ một người “tầm thường” theo tiêu chuẩn của xã hội thời đó, trong vòng vài năm Hitler đã lên làm thủ tướng Đức, đánh chiếm được phần lớn Châu Âu, những thành công rực rỡ mà xã hội thời đó không thể lý giải. Những tố chất và những điểm tích cực tạo nên những thành công lớn lao đó gồm: Tinh thần ái quốc – Lời nói đi đôi với hành động – Không ngừng rèn luyện (kỹ năng hùng biện).
Cũng từ cái kết và sự suy tàn của chế độ phát xít - Hitler, chúng ta cũng thấy một điều rằng, thời điểm người ta dễ mắc sai lầm và sụp đổ nhất chính là sau những chiến thắng liên tiếp, một con người đã leo lên đỉnh cao nhờ những đức tính cẩn trọng. Lại bị chôn vùi bởi sự hoang tưởng và tự cao tự đại.
Đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng, luôn luôn kiềm chế vào những thời điểm hưng phấn nhất chính là bí quyết bảo toàn thành quả. Trên thị trường tài chính và chứng khoán, có lẽ điều đó lại càng đúng!