18/2/17

Đòi lại món nợ năm 2016: Tài Chính Hành Vi

Kết quả hình ảnh cho tài chính hành vi
Việc đầu tư thành công trong cuộc đời không đòi hỏi một chỉ số IQ cao chót vót, tầm hiểu biết kinh doanh sâu sắc khác thường, hay thông tin nội bộ. Những gì cần có là một khuôn khổ trí tuệ sáng suốt để đưa ra quyết định, và khả năng khiến cho cảm xúc không phá hủy nền tảng đó”.
Warrent Buffet
Hầu hết chúng ta đều quá quen thuộc với những lời khuyên, những gợi ý của các NĐT huyền thoại trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán về các tố chất của một nhà đầu tư thành công. Như Warrent Buffet đã từng nói: “Việc đầu tư thành công trong cuộc đời không đòi hỏi một chỉ số IQ cao chót vót, tầm hiểu biết kinh doanh sâu sắc khác thường, hay thông tin nội bộ. Những gì cần có là một khuôn khổ trí tuệ sáng suốt để đưa ra quyết định, và khả năng khiến cho cảm xúc không phá hủy nền tảng đó”. Vâng, các yếu tố cơ bản của một nhà đầu tư thành công cần có đầu tiên là nền tảng kiến thức và tố chất “kiểm soát cảm xúc” đì kèm “kỷ luật”. Nếu bạn không kiểm soát tốt cảm xúc của mình trong quá trình đầu tư, thì hầu như bạn không thể đáp ứng tiêu chí kỷ luật.
Trên thị trường, rất nhiều NĐT cá nhân đã từng viết về các chủ đề như thế này, các bài viết tuy rất đúng trọng tâm về mặt tâm lý nhưng không được đúc kết một cách khoa học. Do đó, sau khi đọc xong hầu hết các NĐT đều nhanh chóng lãng quên và lặp lại các sai lầm đó trong quá trình đầu tư.
Trong quá trình đầu tư và tư vấn đầu tư cho khách hàng, quả thực hiệu quả đầu tư của tôi được nâng lên đáng kể sau khi tôi nắm bắt được các hành vi tâm lý dẫn đến những sai lầm căn bản trong quá trình đầu tư. Nói chuẩn xác hơn là “hành vi tài chính”, những sai lầm này đã được đúc rút thành một môn khoa học và cực kỳ bổ ích cho các nhà đầu tư. Có rất nhiều NĐT, kiến thức và kinh nghiệm là có thừa, nhưng vẫn tiếp tục thất bại trên thị trường vì không kiểm soát được cảm xúc và không thực thi được tính kỷ luật trong quá trình đầu tư. Tôi tin rằng kiến thức (phân tích cơ bản và kỹ thuật) chiếm 50% yếu tố cấu thành quyết định thành công trong quá trình đầu tư, 50% còn lại thuộc về yếu tố “kiểm soát cảm xúc” và tính kỷ luật. Do đó, dù bạn thuộc trường phái phân tích cơ bản (FA) hay phân tích kỹ thuật (TA) thì bạn cũng nên nắm bắt phần còn lại, được gọi là bộ môn Tài Chính Hành Vi (được mô tả khá chi tiết trong bộ môn “Tài Chính Hành Vi” trong chương trình CFA Level III). Nó sẽ giúp bạn hiểu được các hành vi tài chính một cách có khoa học, giúp bạn điềm đạm và xử lý các tình huống đầu tư thực tế một cách khách quan. Thay vì mơ hồ khi phải đứng trước một tình huống đầu tư cụ thể, ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng kháng cự, cắt lỗ hay chốt lời, thì các chương trong tài chính hành vi sẽ giúp bạn hiểu rõ một cách khoa học khi đứng trước những quyết định mang tính thực tiễn, từ đó giúp bạn đưa ra quyết định một cách chuẩn xác và khoa học nhất trước từng bối cảnh cụ thể.
Sở dĩ tôi gọi là món nợ năm 2016, vì thời điểm cuối năm 2016 tôi đã lên kế hoạch dịch các chương trong bộ môn “Tài Chính Hành Vi” đồng thời lồng ghép nó vào thực tiễn đầu tư đi kèm với các biểu đồ giá để minh họa cho các NĐT dễ hiểu, sau đó soạn thành các bài viết đưa lên Blog này. Mong muôn chia sẻ các kiến thức đó đến cộng đồng đầu tư nhằm cải thiện hiệu quả trong hoạt động đầu tư của từng cá nhân. Tuy nhiên, vì các lý do khác nhau và có lẽ lý do lớn nhất là do lười nhác nên tôi đã không thực hiện đúng như cam kết. Trong thời gian tới, cụ thể đến 30/06/2017 tôi sẽ soạn thảo hết các chương trong bộ môn này đồng thời lồng ghép nó với thực tiễn đầu tư và đưa lên blog này các chương hay nhất phù hợp với thực tiễn đầu tư tại Việt Nam.
Hiện tại, tôi đã soạn thảo được 2 chương, các chương tiếp theo sẽ được đưa vào chuyên mục Phân Tích Kỹ Thuật trên blog này.
Nếu tôi không thực hiện được lời hứa này, thì tôi sẽ bỏ làm ngành chứng khoán.
Chúc ACE đầu tư thành công!

VIET EURO

0 nhận xét:

Đăng nhận xét