20/2/17

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG 20-02-2017: ÁP LỰC CHỐT LỜI GIA TĂNG

Chào mừng ACE đến với tuần giao dịch mới. Đầu tiên xin chúc ACE có tuần giao dịch thành công.





Quay lại với diễn biến thị trường vào các phiên giao dịch cuối tuần trước. Vào thứ sáu, thị trường tiếp tục giảm điểm phiên thứ hai liên tiếp cùng với khối lượng gia tăng, nhiều mã tăng nóng từ giữa tháng 12/2016 đến nay có dấu hiệu suy yếu do chịu áp lực chốt lời mạnh. Tuy mức giảm điểm phiên thứ sáu không thực sự đáng kể. Nhưng sự suy yếu này theo sau phiên thứ 5 khá tiêu cực với một nến Doji bia đá đi kèm khối lượng giao dịch cao đột biến, đạt gần 190 triệu cổ trong phiên thứ 5. Theo nhận định của tôi trước đó, với áp lực chốt lời như vậy chỉ số khó có thể trụ vững trên đường MA5 = 708. Quả thực, đóng cửa phiên thứ sáu, chỉ số đã chốt phiên tại mốc 707.83, ngay dưới đường MA5 với hơn 158 triệu cổ, cho thấy áp lực phân phối ngắn hạn tương đối mạnh và vẫn còn tiếp diễn.

                       Chart ngày của VNINDEX với tín hiệu suy yếu từ 2 phiên cuối tuần

Nếu quan sát chart tuần thì càng thấy rõ áp lực chốt lời hiện hữu đang gia tăng. Trong chart tuần, xuất hiện nến Doji bia đá, với 2 nến tuần gần nhất là các nến cho thấy sức bật của thị trường đang dần suy yếu, đi kèm là khối lượng gia tăng mạnh. Trong tuần thị trường cũng có lúc gần chạm mốc 718.3đ, tương ứng Fib161.8 (ngưỡng kháng cự của chu kỳ sóng mở rộng). Quan sát các nến tuần trước đó, hầu như thanh khoản thị trường đều thấp hơn mức bình quân 10 và 45 tuần. Và chỉ thực sự đột biến trong 2 tuần gần đây. Điều này dẫn đến 2 khả năng:

                    Chart tuần của VNINDEX với tín hiệu suy yếu từ 2 nến tuần gần nhất

Kịch bản thứ nhất - kịch bản tiêu cực: nếu xét theo nền giá (giá vốn của dòng tiền) thì rõ ràng, nền giá của thị trường trong nhịp tăng này khá yếu. Dấu hiệu là quá trình đầu tăng giá, ngay điểm thị trường đảo chiều, thanh khoản thấp, nhưng khi thị trường lên cao thì thanh khoản đột biến quá lớn. Đây vốn dĩ là một tín hiệu xấu, tôi gọi nó là móng yếu nhưng nóc nhà thì nặng. Nếu thị trường đi theo hướng tiêu cực này, thì khả năng nhịp chỉnh sẽ khá mạnh và có thể giảm sâu. Thị trường thậm chí có thể suy yếu về mức MA20(tuần) = 681 hoặc sâu hơn. Chúng ta đừng quên rằng, con sóng hiện nay không loại trừ khả năng là nhịp sóng V của cả chu kỳ sóng lớn kéo dài từ đầu năm 2016. Nhưng thực sự kịch bản này đương nhiên bản thân tôi cũng không mong muốn. Nhưng chúng ta phải luôn sẵn sàng cho mọi khả năng để kịp thời thích ứng với thị trường. Bây giờ, chúng ta cùng qua khả năng thứ hai.

Kịch bản thứ hai - kịch bản tích cực: trong kịch bản này, khả năng thị trường chỉ đang bước vào giai đoạn điều chỉnh - sóng II năm 2017. Trong kịch bản này, thị trường sẽ quay về test lại ngưỡng MA20(ngày) = 697 (đường này các phiên tới dịch lên có thể là vùng 700). Tại đây, nếu các dấu hiệu điều chỉnh suy yếu, nền giá ổn định trở lại hoặc thị trường đi ngang, tùy từng mã cổ phiếu khác nhau NĐT có thể canh mua lại cho nhịp sóng mới. Tuy nhiên, như tôi đã nhận định bên trên, NĐT không nên vội cover lại hàng trong các phiên đầu tuần, đặc biệt là những mã hoặc những nhóm ngành đã tăng nóng trong một thời gian ngắn. Ví dụ như nhóm cao su PHR, TRC đều đã cho tín hiệu đảo chiều mạnh cả trong chart tuần và chart ngày. Tuy nhiên, việc đưa lên đây quá nhiều các mã đang cho dấu hiệu đảo chiều có thể gây tác động không tốt. Do đó, tùy từng mã cổ phiếu khác nhau, NĐT nên kiên nhẫn chờ cổ phiếu điều chỉnh về vùng giá thấp và cover lại. Đối với những mã chưa thực sự tăng quá nóng nhưng tiềm năng cơ bản còn, NĐT chấp nhận rủi ro cao có thể gia tăng tỷ trọng.

Chúc ACE đầu tư thành công!
VIET EURO

4 nhận xét:

  1. Trong phiên giao dịch: khi thấy khối lượng gia tăng mạnh, tôi hơi lo ngại và mang tính cảnh giác với thị trường. Và hầu như trong phiên tôi ưu tiên cho việc chốt lời.
    Tuy nhiên, cuối ngày khi view kỹ lại tôi dường như cảm giác mình mắc một vài sai lầm căn bản: khi sử dụng công cụ đơn giản nhất là trendline thì hầu như VNINDEX + HNX và các nhóm cổ phiếu đều đang vừa bật lại hoặc nằm giữa kênh giá, tức là điểm mua mới vẫn an toàn cho T+3. Chúng ta sẽ kiểm nghiệm lại view này trong phiên giao dịch ngày mai 21/02. Nếu đúng khả năng cuối tuần này TT mới bước vào giai đoạn hưng phấn cao độ nhất.

    Trả lờiXóa
  2. Trong phiên hôm nay tôi vẫn tham gia mua mới KBC tại vùng giá 14.85 và gia tăng tỷ trọng tại vùng giá 15.1

    Trả lờiXóa
  3. Các phiên đầu tuần TT tiếp tục tăng nóng. Tuy nhiên, 2 phiên giao dịch 22 và 23/2 các nến Doji xuất hiện kèm khối lượng GD đột biến lên hơn 200tr cổ phiếu. Đó thực sự là dấu hiệu đáng ngại, mặc dù xu hướng của TT vẫn chưa gãy. Quan sát HNX và VN30 lại chưa đủ cơ sở kết luận TT đat đỉnh. khi 2 chỉ số này còn cách đỉnh 2016 1 đoạn. Đặc trưng của vùng này là các cổ phiếu luân phiên tăng, gây hiệu ứng TT vẫn còn cơ hội để mua mới, tuy nhiên, vì các dòng đươc đánh luân chuyển nên hiệu quả tổng của danh mục nhiều mã sẽ thấy giảm xuống, mức lợi nhuận sẽ không nhiều nhưng rủi ro vùng này lại cực cao. Nếu HNX và VN30 điều chỉnh về MA20, liệu có nên mua hàng mới để canh nhịp giật lên hay không? Vì nếu TT gãy MA20 thì sóng xuống có thể xác nhận.

    Trả lờiXóa
  4. Nếu phiên hôm nay, đầu phiên giảm điểm và cuối phiên bật xanh thì TT còn nhịp. Nếu là 1 nến đỏ dài thì khả năng tạo 3 nến hợp thành giá xuống, lúc đó TT sẽ cực xấu vì VOL 2 phiên 22 và 23 đạt cực điểm.

    Trả lờiXóa