Đầu tư từ năm 2010, đến nay đã được 6 năm. Nhưng thời điểm đó
còn là sinh viên với cách đọc BCTC ngây thơ, những bánh vẽ chỉ toàn màu hồng, bị
trôi dạt theo những chiến lược đầu tư vô định, hết đầu tư dài hạn theo PTCB rồi
lại đầu cơ theo PTKT. Những thất bại, sai lầm đã cho tôi được nhiều bài học giá
trị. Hai năm qua thực sự là 2 năm chất lượng, chiến lược đầu tư dần được định
hình rõ ràng và hiệu quả đầu tư gia tăng đáng kể.
Chứng
khoán đối với tôi là một kênh đầu tư nghiêm túc và bền vững . Hôm nay, nhân lúc
rãnh rỗi, tôi tranh thủ review lại thành quả đầu tư của mình 1 năm qua, để rút
ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, đạt được
những mục tiêu tài chính bền vững trên TTCK.
Đối với
bản thân, tôi nghĩ năm qua tôi đã có những bài phân tích cổ phiếu khá chất lượng
và thực tế cũng gặt hái được thành quả đáng kể từ những nhận định và phân tích
của mình, có thể kể đến những bài phân tích cơ bản như VKC, DHC, HBC, NT2, DAG,
KBC, PNJ, FPT. Cùng với chuỗi bài nhận định về PTKT “Cổ phiếu nóng dưới góc
nhìn phân tích kỹ thuật khá thành công”. Tuy nhiên, thực tiễn đầu tư, tôi cũng
mắc phải những sai lầm đáng kể, dẫn đến vụt mất cơ hội, đó là vấn đề giữa nói
và làm, giữa suy nghĩ và hành động, giữa kỳ vọng và thực tiễn. Những sai lầm đó
nằm ngay trong chính những bài phân tích được tôi cho là khá thành công bên
trên.
Dưới
đây, tôi sẽ thuật lại những bài phân tích thành công của mình 1 năm qua, đồng
thời cũng liệt kê những sai lầm, hạt sạn trong chính quá trình đầu tư những cổ
phiếu đó.
Về nền
tảng kiến thức và hiệu quả đầu tư, cho đến nay phải thừa nhận là tôi có nền tảng
kiến thức cơ bản đủ để đưa ra những nhận định và phân tích đúng đắn, từ đó tìm
kiếm được những cơ hội đầu tư trên thị trường. Đương nhiên, quá trình học hỏi
là ko ngừng, kiến thức của tôi có lẽ cũng chỉ ở mức cơ bản, so với nhiều người
tôi biết mình còn thua xa và phải học hỏi, tích lũy nhiều kiến thức hơn nữa. Về
PTKT, kiến thức PTKT của tôi cũng chỉ ở mức sơ cấp, đóng vai trò tương đối
trong việc xác định điểm mua bán, phụ trợ cho những phân tích cơ bản của mình. Tuy
nhiên, sai lầm lớn nhất của tôi là đã để PTKT chi phối quá sâu vào quá trình đầu
tư, dẫn đến mắc những sai lầm làm giảm hiệu quả đầu tư do PTKT là công cụ mang
tính đầu cơ cao. Tôi ko quá giỏi hoặc quá cao siêu trong PTKT và cũng chỉ muốn
dừng nó ở mức độ hỗ trợ xác định điểm mua bán hợp lý cho các cổ phiếu đã được
phân tích cơ bản. Và thực tế thì hiệu quả đầu tư theo PTCB của tôi vượt xa so với
PTKT.
Về định
hướng đầu tư: tôi khá đúng đắn khi ngay từ đầu đã nhất quyết ko tham gia vào
nhóm cổ phiếu “may rủi”, phát hành giấy kiểu như HAI, KLF, FLC, FIT, PPI. Hạn
chế tham gia vào các nhóm cổ phiếu khó xác định hoặc không nắm rõ lĩnh vực hoạt
động của nó, chẳng hạn như những công ty đầu tư tài chính chung chung,… Bên cạnh
đó, kiến thức của tôi cũng khá căn bản giúp tôi nhận diện tương đối được những rủi
ro từ những cổ phiếu có những bất thường trong BCTC. Các hoạt động bắt đáy của
tôi cũng khá hạn chế. Việc đầu tư vào những cổ phiếu có hoạt động có thể xác định,
các sản phẩm có thể quan sát và kiểm chứng trên thực tế, các số liệu của DN có
thể so khớp với các số liệu vĩ mô của ngành và của nền kinh tế giúp tạo nên
biên an toàn đáng kể, tránh những tổn thất nặng nề trong quá trình đầu tư.
Về chiến lược: Chiến
lược đầu tư chủ đạo của tôi là chiến lược đầu tư theo chu kỳ, tôi nắm giữ mỗi cổ
phiếu theo chu kỳ tầm 2-3 tháng cho ngắn hạn, sẵn sàng nắm giữ từ 3-6 tháng
trong trung hạn. Và trong chu kỳ đó, nếu cổ phiếu ko đáp ứng kỳ vọng ban đầu,
tôi sẽ từ bỏ. Chẳng hạn, tôi phân tích 1 cổ phiếu và xác định cổ phiếu này có
điểm rơi doanh thu và lợi nhuận vào quý 3 hằng năm, tôi sẽ phân tích kỹ lưỡng cổ
phiếu đó, liệu nó có tiếp tục duy trì mức tăng trưởng bền vững như cũ và sẽ có
đột biến vào quý 3 sắp tới hay không? Nếu có, tôi thông qua PTKT để chọn điểm
mua hợp lý, biên an toàn cao và khả năng chạy trong ngắn hạn là có, nhằm hạn chế
việc mua vào quá sớm dẫn đến chôn vốn. Như vậy, nếu xác định điểm mua với biên
an toàn cao, tôi sẵn sàng nắm giữ 2 tháng trước thời điểm báo cáo quý 3. Hoặc
trường hợp khác, chẳng hạn như sóng cổ tức của 1 cổ phiếu nào đó thường rơi vào
mùa ĐHCĐ, tôi xác định thời điểm họp ĐHCĐ của nó, sau đó phân tích kỹ càng về
hoạt động kinh doanh, nguồn tiền mặt thặng dư, LNST chưa phân phối. Nếu các chỉ
số đều ổn và tiềm năng, tôi sẵn sàng Buy & Hold nó trước thời điểm họp ĐHCĐ
1 tháng và nắm giữ trong 3 tháng tiếp theo. Hoặc nếu tôi nắm được thông tin
tích cực của cổ phiếu nào đó nhưng chưa được công bố rộng rãi, tôi xác định
biên an toàn của nó và sẵn sàng mua vào nắm giữ trong 2-3 tháng cho đến khi cổ
phiếu đó bắt đầu ra tin kỳ vọng, nếu tin ko như kỳ vọng ban đầu, tôi sẽ rút khỏi
cổ phiếu đó.
Cùng nhìn lại những bài phân tích và quá trình đầu tư của tôi trong 1 năm qua
VKC – Cổ phiếu penny siêu tăng trưởng, một trường hợp thành công
về mặt phân tích và thực tiễn đầu tư.
Xem
bài phân tích tại link bên dưới:
VKC là
cổ phiếu được tôi theo dõi sát sao và nắm khá rõ, trong bài phân tích đầu tiên
từ vùng giá 8, tôi đã kiếm được LN 25% khi VKC tăng từ 8 lên vùng 10.5-11. Đạt
được mục tiêu định giá trong bài phân tích của mình.
Trong
bài phân tích thứ 2, vì nắm rõ hoạt động của mã này nên tôi tự tin nâng mức định
giá của VKC từ 10 lên 12.5 cho ngắn hạn và 15 cho trung hạn. Lúc đó, việc xác định
điểm mua theo tín hiệu PTKT khá chính xác. Sau này VKC đã đạt mức mục tiêu định
giá 15 chỉ sau 3 tháng. Thậm chí đã cán mốc 18 sau đợt tăng giá đỉnh điểm. Tuy
nhiên, thực tế trong đợt mua gom VKC tại vùng 10-10.5, điều ko may là tôi đã
bán ra cổ phiếu này khi TQ phá giá tiền tệ dẫn đến VND phá giá 5%, lúc đó cả thị
trường giảm điểm khá sâu, nhiều mã giảm sàn, theo chiến lược phản ứng của mình
trước rủi ro hệ thống tôi đã bán VKC tại giá 10.5. Sau đợt tỷ giá đó, VKC tiếp
tục tăng lên mốc 15 trong kỳ báo cáo KQKD tiếp theo.
DHC – Trường hợp thành công toàn diện về mặt phân tích lẫn thực
tiễn đầu tư.
Xem
bài phân tích tại:
Sau trường
hợp tương đối thành công của VKC. Tôi bắt đầu phân tích và tham gia DHC từ
18/12/2015.
Tôi
mua DHC từ thời điểm đăng bài phân tích quanh vùng giá 27 trước tết âm lịch,
khi thanh khoản của cổ phiếu này rất thấp. Và kiên quyết nắm giữ đến sau tết âm
lịch, hơn 4 tháng trời. Cuối cùng, sự kiên nhẫn của tôi cũng được đền đáp, DHC
từ từ tăng giá và đạt mục tiêu giá ngắn hạn của tôi là 32.5 (giá trước chia cổ
tức) vào giữa tháng 3/2016. Sau nhịp điều chỉnh, tôi tự tin tham gia vào lại với
định giá 35-40 và tiếp tục gặt hái thành quả trong đợt tăng giá tiếp theo.
HBC – Thành công về mặt phân tích cũng như định hướng đầu tư
nhưng lại là thất bại lớn trong thực tiễn đầu tư.
Đây là
cổ phiếu tôi đặt niềm tin rất lớn trong quá trình đầu tư nhưng lại thất bại
trong hành động, sai lầm mắc phải trong trường hợp của mã này là một trong những
sai lầm tâm lý căn bản mà nhiều NĐT trên thị trường thường mắc phải.
Trước
đó, tôi có bài phân tích về tiềm năng ngành BĐS sau TT200, từ bài phân tích đó,
tôi tìm đến HBC vào 18/12/2015. Các chỉ số BCTC của cổ phiếu này rất đẹp và tiềm
năng theo nhận định của tôi lúc đó. Hơn nữa, các công trình của HBC hiện diện
dày đặc tại HCM đáp ứng tiêu chuẩn đầu tư “có kiểm chứng” của tôi. Có lần, tôi
có trao đổi với trưởng ban công trình của HBC, cũng nhận được thông tin tích cực
là nhà thầu này rất lành mạnh về tài chính, lương công nhân luôn được trả đúng
hạn trong kỳ. Lúc đó, niềm tin càng lúc càng tăng cao.
Tôi mua HBC vào tháng
12/2015 giá 20 (giá chưa điều chỉnh sau chia cổ tức) với kỳ vọng KQKD quý
4/2015 sẽ tích cực vì các chỉ số BCTC ẩn chứa nhiều tiềm năng, và sẵn sàng nắm
giữ HBC đến hết Quý 1/2016.
Diễn
biến: sau thời điểm mua, giá cổ phiếu HBC bắt đầu đợt sụt giảm và về quanh vùng
19 thì đi ngang hơn 5 tháng trời (từ cuối tháng 12/2015 đến cuối tháng 5/2016).
Tôi vẫn kiên quyết nắm giữ vì khá tự tin vào hoạt động KD của DN này. Tuy
nhiên, khi mã cổ phiếu này bắt đầu tăng giá lên vùng 21 (vùng đỉnh cũ), vì đã nắm
giữ 1 thời gian dài cổ phiếu ko như kỳ vọng, lúc giá cổ phiếu này lên, ban đầu,
tôi kiên quyết nắm giữ, nhưng khi quá trình rung lắc diễn ra, nghi ngờ của bản
thân tôi gia tăng, tôi nhanh chóng bán nó tại vùng kháng cự cũ là 21 (vào
10/6/2016). Sau phiên đó, giá cổ phiếu này tăng kịch trần lên 23. Tiếp đó, HBC
chia cổ tức về vùng giá 19, trước khi bắt đầu chuỗi tăng điểm ấn tượng và cán mốc
29 vào cuối tháng 08/2016.
Trường
hợp thất bại này, trong tài chính hành vi người ta gọi nó là Khuynh hướng “Sợ mất
lời và sợ lỗ”. Khuynh hướng sai lầm này được diễn tả như sau, giả dụ 1 NĐT mua
1 CP giá 19, khi nó lên 21, anh ta không bán. Sau đó, cổ phiếu này giảm điểm,
chẳng hạn về vùng 18 và đi ngang 1 thời gian dài để thử thách kiên nhẫn NĐT.
Ban đầu a ta vẫn kiên quyết nắm giữ. Khi cổ phiếu tăng giá, anh ta nằm im, ko
có hành động gì. Tuy nhiên, khi cổ phiếu tiến dần đến vùng giá cũ 21 trước đây,
nếu nó xanh anh ta vẫn giữ với niềm tin nó sẽ tiếp tục tăng giá và break mốc cũ
nhưng khi cổ phiếu bắt đầu rung lắc và điều chỉnh, sự nghi ngờ của anh ta gia
tăng đáng kể; kết cục, anh ta lại chọn bán lúc cổ phiếu này giảm điểm vì sợ lại
mất lời lần nữa. Dẫn đến sai lầm là bán cổ phiếu vào nhịp điều chỉnh tạm thời của
nó và nhìn cổ phiếu này tăng giá sau khi anh ta bán ra.
DAG – Cuộc chiến nội tâm giữa khuynh hướng đầu tư và đầu cơ è Cuối cùng, tôi đã
thua.
Theo
chu kỳ, 2 tháng 1 lần tôi thường xuyên review lại tổng thể nền kinh tế, các số
lệu vĩ mô, từ đó xác định các ngành kinh tế triển vọng và chọn ra cổ phiếu tiêm
năng trong ngành đó.
Sau loạt
bài về VKC – DHC – HBC – GMD vào tháng 12/2015. Ngày 29/32016, DAG được tôi lựa
chọn sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng quá trình phục hồi và tăng trưởng ấn tượng của
ngành nhựa. Lúc đó, xu hướng của nhóm này cũng được hưởng lợi đáng kể khi giá dầu
giảm, chi phí đầu vào là hạt nhựa giảm cải thiện đáng kể biên lợi nhuận của hầu
hết các DN ngành nhựa. DAG cũng là một trong những cổ phiếu hàng đầu của ngành
này, lúc đó cổ phiếu này lại chưa tăng giá, cũng chưa có các báo cáo LN khả
quan. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ nhóm ngành này tôi vẫn tin tưởng DAG rồi sẽ
đi theo xu hướng ngành, rồi kết quả KD sẽ tốt vì đây là DN có thị phần đáng kể
trong nhóm ngành và các sản phẩn có uy tín.
Tôi
mua DAG tại vùng giá phân tích 11.5 vào cuối tháng 3/2016 với sự nghi ngờ của
những NĐT bên cạnh, họ lo ngại cổ phiếu này có sự tham gia của FIT sẽ mang tính
đầu cơ cao. Khi cổ phiếu này tăng giá lên 13, tôi khá tự tin với target ngắn hạn
là 15. Nhưng sau khi cắm mốc 13 cổ phiếu này quay đầu giảm điểm mạnh mẽ, lúc đó
sự nghi ngờ của tôi về việc DAG có dính đến FIT bắt đầu gia tăng, và khi cổ phiếu
này giảm lại giá vốn 11.5 thì tôi đã bán ra. Tuy nhiên, kết quả KD của DAG vào
quý 2/2016 khá tích cực, cổ phiếu này tăng giá mạnh mẽ từ vùng 11 lên 16.
Bài học
ở đây là tôi đã bị chi phối quá nhiều bởi tâm lý đầu cơ. Rõ ràng, 1 đội lái có
thể khiến giá cổ phiếu biến động mạnh nhưng không thể lái nó quá xa giá trị nội
tại của nó, căn bản triển vọng ngành nhựa đang vận động theo hướng tích cực và
DAG không phải là ngoại lệ.
NT2 – Sự trở lại mạnh mẽ của chiến lược đầu tư theo chu kỳ
Song
hành với trường hợp của DAG, tôi đã nắm giữ NT2 trước thời điểm mua DAG nhưng lại
kiên trì hơn hẳn DAG khi đã ăn trọn 2 sóng, đi qua nhịp điều chỉnh của NT2 tại
vùng giá 32 để đạt mục tiêu cuối cùng của bài phân tích tại mốc 35 (chưa tính
phần cổ tức tiền mặt 13% vào tháng 4/2016).
FPT – Thách thức thú vị nhưng phần thưởng lớn đang ở trước mặt
FPT, một
cổ phiếu nặng mông đối với nhiều người, đặc biệt đối với những người đầu cơ, với
kỳ vọng thị trường là nơi kiếm lợi nhanh chóng – Ok, điều đó hoàn toàn có thể,
chúng ta hoàn toàn có thể kiếm được lợi nhuận 20-30% chỉ sau vài ngày. Nhưng
câu hỏi tiếp theo là: liệu điều đó có bền vững? và bạn có thực sự hiệu quả với
các chiến lược đầu cơ như vậy? Nếu bạn có thể làm được điều đó, tôi thành thật
chúc mừng bạn, có thể bạn đã làm chủ được công cụ đầu cơ siêu lợi nhuận nào đó
hoặc bạn sáng tạo ra 1 con robot siêu lợi nhuận, nhưng tôi sẽ giao số tiền của
mình cho bạn không ư? Không bao giờ dù đó có là hiện thực, tôi sẽ kiên nhẫn ngồi
chờ bạn vượt lên trên Buffet vậy.
Tôi
mua FPT tại thời điểm đăng bài phân tích, quanh vùng giá 47.5 – 47.9, trước thời
điểm chia cổ tức vào tháng 5. Giá quy đổi sau khi chia cổ tức là 40.4 (ngay
vùng đáy của FPT từ đầu năm).
Trong
suốt quá trình nắm giữ FPT, nhiều người đến rồi đi, họ liên tục tìm đến tôi, hỏi
ý kiến về FPT, khi nào nó chạy. Nhưng kỳ vọng của hầu hết là nó sẽ chạy trong
vài phiên để họ có thể kiếm được 15-20% chẳng hạn. Nhưng việc 1 nhà đầu cơ đến
hỏi 1 người sẵn sàng Buy & Hold 1 cổ phiếu trong vòng 3-6 tháng tới có thể
dẫn đến thiệt hại không đáng có vì view của 2 người về mã cổ phiếu đó hoàn toàn
khác nhau. Đối với tôi, miễn sao cổ phiếu FPT vẫn biến động trong biên độ an
toàn và chưa có bất cứ dấu hiệu nào trong hoạt động kinh doanh đi chệch khỏi đường
ray, cũng như kỳ vọng ban đầu thì đó là tín hiệu tốt. Càng nắm lâu tôi càng tự
tin và thấy FPT rất tiềm năng. Nhưng đối với những nhà đầu cơ, khi FPT càng lâu
tăng giá thì họ lại càng chán nản và thất vọng, trong mắt họ “cổ phiếu này đúng
thật nặng mông”, “cổ phiếu rởm nhất trong nhóm Bluechip”, vài người nữa thì cho
rằng tôi đang bị “kẹp hàng”. Nhưng hãy nhìn lại xem FPT chốt ngày 1/9/2016 tại
giá 44.5 (giá vốn 40.4) chưa tính 2.000 cổ tức tiền mặt đã được chia từ cuối
tháng 5 đến cuối tháng 8 – ba tháng trời với TSSL như vậy vẫn chưa đủ tốt??? và cổ phiếu
này vẫn đang xu hướng tăng bền vững, chưa hề vi phạm đáng kể các mức thua lỗ ở
cận dưới (đợt Brexit giảm về cùng 39 = 2,75% từ giá vốn 40.4).
Thực tế:
trường hợp của FPT là 1 trường hợp “trượt kỳ vọng” về thời gian của tôi. Khi
mua cổ phiếu này tôi cũng kỳ vọng sóng FPT sẽ xoay quanh 2 đợt chia cổ tức của
nó cuối tháng 5 và tháng 8. Đồng thời, các tin về SCIC thoái vốn và FPT shop sẽ
được tung ra cộng hưởng để đẩy mã này lên Nhưng FPT thực sự đã đánh lâu hơn tôi
kỳ vọng, phải đến đợt chia cổ tức lần 2 vào tháng 8/2016 thì cổ phiếu này mới bứt
phá mạnh mẽ. Vẫn còn đó, những kỳ vọng về FPT như việc SCIC thoái vốn, FPT shop
và KQKD 2 quý cuối năm. Cho đến khi hầu hết các NĐT trên thị trường bắt đầu tin
vào câu chuyện của FPT, thì lúc đó tôi đã ở một vị thế cực tốt. Cứ kiên nhẫn, rồi
thành quả sẽ đến!
P/S: Cuộc chơi này, chiến thắng bản thân mình là chiến
thắng lớn nhất và nó sẽ giúp bạn chiến thắng thị trường.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét