23/9/15

Giải Mã Sóng BĐS: thấy gì từ BCTC của các Doanh Nhiệp BĐS sau TT200???


Năm 2015 dòng chủ đạo dẫn sóng thị trường là ngân hàng. Hậu sóng ngân hàng, dòng nào sẽ lên ngôi???

Có lẽ ACE cũng đang có suy nghĩ giống tôi. Không ít NĐT đang hô hào các mã ck trong dòng BĐS, dòng tiền trong những phiên gần đây bắt đầu dịch chuyển vào nhóm này khi dòng ngân hàng dần hết lực, rủi ro vĩ mô còn hiển hiện, đòi hỏi phải có nhóm ngành mới an toàn về trung hạn, dòng BĐS có thể đáp ứng được các tiêu chí đó. Tuy nhiên, bản thân các cổ phiếu trong dòng BĐS cũng có sự phân hóa khá mạnh, việc chọn sai có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội tối đa hóa TSSL từ sóng BĐS. Bài phân tích này tập trung vào một vài khoản mục trong BCTC sau tác động của TT200. Trong các bài phân tích trước, khi khuyến nghị dòng BĐS tôi thường nhắc đến TT200. Nhắc lại một điều đáng lưu ý từ TT200 là nó giúp các DN BĐS hồi tố được 1 phần doanh thu từ năm 2014 vào 2015 (Doanh thu chỉ được ghi nhận khi chủ đầu tư hoàn thành và bàn giao dự án/nhà ở cho KH: thường là 70% tiến độ có thể bàn giao cho KH và hoạch toán). Điều đó khiến tôi luôn đặt vấn đề là liệu BĐS có tạo sóng vào cuối năm 2015 hoặc đầu 2016??? Có thể!!!

Hậu TT200, có 4 khoản mục trong BCTC mà ace cần lưu ý để có thể lựa chọn đúng đắn: (1) Khách hàng trả tiền trước ngắn hạn, (2) Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn, (3) Khách hàng trả tiền trước dài hạn và (4) Doanh thu chưa thực hiện dài hạn. Ngoài ra, còn một khoản mục phụ cần lưu ý là (5) Phải trả ngắn hạn khác. Sở dĩ, các khoản mục trên cần được lưu ý vì theo như TT200, doanh thu chỉ được ghi nhận khi chủ đầu tư hoàn thành và bàn giao căn hộ cho khách hàng; tuy nhiên, thường thì khi hoàn thành giai đoạn đầu thì chủ đầu tư đã nhận được phần tiền đặt mua căn hộ từ KH; do đó, số tiền này thường sẽ được đưa vào 4 khoản mục trên. Về bản chất 2 khoản mục "khách hàng trả tiền trước" và "Doanh thu chưa thực hiện" là gần giống nhau. Nó có thể tiết lộ một phần "doanh thu có thể thực hiện được" của các công ty BĐS trong tương lai. Xét 2 mục đầu cho ta cái nhìn ngắn hạn và 2 mục sau cho ta view tổng thể về dài hạn hơn. Bài phân tích cũng cho thấy vì sao DXG, HUT,… là những hiện tượng thời gian qua. Khi giá cả dần phản ánh về kỳ vọng doanh thu của các doanh nghiệp này. Số liệu trong bài phân tích được tôi tổng hợp từ BCTCHN của 24 công ty BDS trên sàn, gồm phân khúc nhà ở/chung cư, KCN và cả cơ sở hạ tầng.

Bảng 1 bên dưới trình bày 2 khoản mục “Người mua trả tiền trước ngắn hạn” và “Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn”. Nó thể hiện phần nào kỳ vọng doanh thu sẽ được các DN BDS hoạch toán trong năm 2015 (ngắn hạn < 12 tháng). Những mã được tôi tô đỏ là những DN có sự chuyển biến theo hướng tích cực trong các khoản mục trên. Gồm có VIC, HAG, NLG, DXG, KDH, SJS, HUT, SCR, QCG, HBC và FCN (HAG cũng được tôi đưa vào để khuyến mãi nhưng cũng ko biết nên xếp nó vào thể loại nào ^ ^).


(1)   Người Mua Trả Tiền Trước Ngắn Hạn
(2)   DT Chưa Thực Hiện NH

30/06/2015
31/12/2014
30/06/2015
31/12/2014
VIC
                   7,364,181
             6,581,279
           610,703
     502,314
HAG
                   1,930,099
                508,736


NLG
                      828,948
                593,860


PDR
                        87,146
                  96,417


KDH
                      186,970
                  77,899


DXG
                      617,191
                234,289
               5,862

BCI
                      202,260
                191,283
               6,526
         6,540
SJS
                      198,139
                  79,854


CEO
                        33,998
                  11,039
               1,561
       24,143
SCR
                      763,871
                506,167


QCG
                      519,140
                115,514
           722,420
     511,212
HQC
                      234,035
                287,844
           322,140
     305,667
HUT
                      135,165
                134,421
           240,520
              22
LDG
                      119,829
                186,464







HBC
                   1,749,622
                997,174
           116,075
       22,483
FCN
                      183,942
                    6,657
                    90

VCG
                   2,069,551
             2,106,768
           142,349
     180,516
DIG
                      241,318
                229,871
               1,687
         3,374
CII
                        17,292
                  17,998
                  367

NBB
                        85,846
                120,916
           138,556
       81,369
VPH
                        93,440
                  88,263


IJC
                          5,224
                    5,503


KBC
                      369,361
                408,858
                  191

ITA
                        72,496
                100,039



Đầu tiên là VIC, DN BDS đầu ngành, khoản mục (1) “Người mua trả tiền trước” của VIC có sự gia tăng đáng kể từ 6.581 tỷ đồng (31/12/2014) lên 7.364 tỷ đồng vào 30/06/2015. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn cũng tăng từ 502 lên 610 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong khoản mục “Phải trả ngắn hạn khác” VIC ghi nhận số tiền lên đến 18.810 tỷ đồng so với 7.847 tỷ đồng của thời điểm 31/12/2014. Điều này cũng đã được BLD của VIC chia sẻ trong buổi đối thoại gặp gỡ NDT, khoảng 40.000 tỷ doanh thu sẽ được ghi nhận trong 12 đến 18 tháng tới.
Một chút an ủi cho những tín đồ của HAG, khi khoản mục “người mua trả tiền trước” cũng gia tăng gần 4 lần từ 508 tỷ đồng cuối năm 2014 lên 1.930 tỷ đồng tại thời điểm báo cáo giữa niên độ.
Những gương mặt đáng chú ý tiếp theo gồm có NLG, DXG, HUT, QCG, khi những khoản mục trên có sự gia tăng đáng kể. Mặt dù, báo cáo tài chính giữa niên độ của hầu hết các công ty BDS đều ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Nhưng các khoản mục trên tiếp tục gia tăng thực sự là một tín hiệu tích cực về kỳ vọng doanh thu những tháng cuối năm 2015 và đầu 2016. Cụ thể, NLG ghi nhận sự gia tăng trong khoản mục (1) hơn 225 tỷ đồng, từ 594 tỷ lên hơn 828 tỷ. Ấn tượng hơn, DXG ghi nhận sự gia tăng gần 400 tỷ đồng ở khoản mục (1), gần gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2014, mặc dù báo cáo giữa niên độ, công ty này đã có sự tăng trưởng về doanh thu ấn tượng. Điều này cũng cho thấy tại sao DXG thực sự là hiện tượng, thu hút thị trường thời gian qua. Tương tự, QCG ghi nhận sự gia tăng cùng lúc của cả 2 khoản mục, (1) Người mua trả tiền trước tăng hơn 400 tỷ từ 115 tỷ lên hơn 519 tỷ, đồng thời khoản mục (2) Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn cũng ghi nhận con số hơn 722 tỷ. Riêng HUT, cũng là một hiện tượng trong những phiên gần đây, ghi nhận khoản (2) Doanh thu chưa thực hiện là 240 tỷ đồng, đây là khoản mục được chuyển từ doanh thu chưa thực hiện dài hạn từ năm ngoái.
Vài gương mặt khác, chưa thực sự thu hút thời gian qua nhưng cũng ghi nhận tín hiệu tích cực từ các khoản mục trên. KDH, với sự gia tăng khoản mục (1) từ 78 tỷ lên gần 187 tỷ. SJS cũng tăng tương ứng từ mức 79 tỷ lên hơn 198 tỷ. SCR, một mã khá quen thuộc, cũng ghi nhận mức gia tăng đáng kể từ 506 tỷ lên hơn 763 tỷ. Tình hình tài chính của SCR từ đầu năm 2015 cũng được cải thiện đáng kể khi DN này chuyển nhượng các dự án lớn cho các đối tác để thu về dòng tiền. Tuy nhiên, hạn chế của SCR là quỹ đất về dài hạn chưa thực sự triển vọng.
Về nhóm Cơ sở hạ tầng/KCN có 2 gương mặt đáng chú ý là HBCFCN. Ấn tượng  với kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm với sự tăng trưởng doanh và lợi nhuận khá cao. HBC tiếp tục cho thấy kỳ vọng doanh thu tiếp tục tích cực khi khoản mục (1) của DN này ghi nhận mức tăng từ 997 tỷ đồng lên hơn 1.749 tỷ đồng, tức hơn 750 tỷ đồng. FCN, một doanh nghiệp với lợi thế về các công trình ngầm với sự tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây cũng ghi nhận mức tăng hơn 175 tỷ đồng lên mức 183 tỷ đồng trong khoản mục (1).
Kết luận: qua bài phân tích sơ bộ ở trên, tôi đã chỉ ra vài điểm cần lưu ý khi theo dõi quá trình hoạch toán doanh thu của các DN BDS. Hai khoản mục (1) người mua trả tiền trước ngắn hạn và (2) Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn thể hiện kỳ vọng doanh thu của các DN BDS vào quý IV/2015 và đầu 2016. Có thể giúp NDT hình dung phần nào về bức tranh tổng thể, từ đó có chiến lược theo dõi và đưa ra lựa chọn đúng đắn để đón đầu sóng BDS. Hầu hết những DN cho tín hiệu tích cực đều năm trong nhóm nhà ở/chung cư, khi nhóm này chịu tác động đáng kể từ TT200. Trong đó, những cổ phiếu đáng chú ý để theo dõi và đầu tư gồm có VIC – đầu đàn với vai trò dẫn sóng. Và các mã đang thu hút dòng tiền như DXG, HUT, NLG (hơi bị cô đặc, thanh khoản chưa hấp dẫn), HBC, FCN. Ngoài ra, có thể xem xét cơ hội và ngâm cứu kỹ hơn về SJS, QCG, KDH. Chúc ACE đầu tư thành công!
Bên dưới là 2 đường link về các bài phân tích về nhóm ngành BDS trước đây, ACE có thể tham khảo: