Sau đợt phá giá
NDT của TQ vừa rồi, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chịu tác động khá lớn với
mức sụt giảm gần 100 điểm vào giữa tháng 8. Trước mắt, lo ngại trong ngắn hạn
là khả năng FED có thể tăng LS khiến sức ép lên tỷ giá tiếp tục gia tăng. Trong
trung hạn, rủi ro tiềm tàng đến từ nước láng giềng TQ còn khá lớn, đây không chỉ
là mối lo ngại của riêng Việt Nam với mức phụ thuộc kinh tế khá đáng kể với TQ
mà còn là mối lo ngại chung của kinh tế toàn cầu thời điểm này. Theo đó, khả năng TQ tiếp tục phá giá NDT
trong trung hạn khá cao (có thể là đầu QI/2016) khi xuất khẩu của nước này tiếp
tục sụt giảm và nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái. Một số dự đoán của các
chuyên gia kinh tế cho rằng TQ có thể tiếp tục phá giá NDT lên đến 12% từ đây đến
cuối năm 2016.
Đứng trước những
rủi ro tiềm tàng về trung hạn như trên, tôi vẫn khuyến nghị nên hạn chế đầu tư
vào các nhóm ngành chịu thiệt hại và tác động tiêu cực từ tỷ giá. ACE có thể
xem lại các nhóm ngành chịu tác động tiêu cực từ tỷ giá trong link bên dưới:
Các cổ phiếu mà
tôi khuyến nghị dưới đây được lấy từ ý tưởng của buổi hội thảo “Nhận Diện Cơ Hội
Đầu Tư” của công ty chứng khoán VNDIRECT nhưng trong bài viết này tôi tập trung
vào khía cạnh PTKT của một vài nhóm ngành được tôi đánh giá là an toàn nếu đầu
tư về trung hạn và có thể tránh được những rủi ro tiềm tàng sắp tới. Gồm nhóm cổ
phiếu ngân hàng như VCB, BID, CTG và nhóm BĐS như VIC, DXG, CEO. Bên cạnh đó,
còn có khuyến nghị nên hạn chế đầu tư vào nhóm cổ phiếu chứng khoán trong ngắn
hạn và một vài cổ phiếu Blue Chip.
Nhóm ngân hàng: VCB, BID, CTG thế
lực bình ổn thị trường
Từ đầu năm đến
nay nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò chủ đạo là nhóm cổ phiếu dẫn dắt của
thị trường. Đợt điều chỉnh vừa qua các cổ phiếu ngân hàng cũng có đợt sụt giảm
tương đối lớn đưa nhóm cổ phiếu này về mức hợp lý hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn
thị trường đang tìm kiếm nhóm cổ phiếu mới có thể đóng vai trò dẫn dắt thị trường
trong thời gian tới thì nhóm ngân hàng vẫn được tôi đánh giá khá cao về mức độ
bình ổn thị trường. Các năm qua, quá trình sáp nhập các ngân hàng yếu kém đã diễn
ra khá mạnh mẽ và đến thời điểm này hầu như quá trình tái cơ cấu ngành ngân
hàng đã tương đối thành công và đã được giải quyết một cách rất êm thắm. Hầu hết
các ngân hàng đã chấp nhận hi sinh lợi nhuận để trích lập dự phòng khá lớn. Trước
mắt, cơ hội đầu tư vào nhóm ngân hàng cũng còn khá khả quan khi hầu hết các
ngân hàng nhỏ, yếu kém đã được tái cơ cấu xong. Sắp tới nhóm các ngân hàng lớn
còn có cuộc đua khá gay cấn là ngân hàng có tài sản tỷ USD đầu tiên ở Việt Nam với
cuộc chạy đua của 3 ông lớn là VCB, BID và CTG. Hơn nữa, năm 2016 có thể là năm
các ngân hàng lớn cắm mốc lợi nhuận 10.000 tỷ. Riêng BID, cuộc chơi của ngân
hàng này còn khá mở khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn khá thấp, có vài đồn đoán
cho rằng sắp tới BID có thể chuyển nhượng lại cho một vài đối tác nước ngoài với
giá quanh 2 USD/cổ phiếu. Hơn nữa, BID cũng được ETF đưa vào danh mục sắp tới.
VCB: Mẫu hình V-D-V ngược cho
tín hiệu tốt trong ngắn hạn
Về mẫu hình kỹ
thuật VCB vừa tạo mẫu hình V-D-V ngược, cho tín hiệu mua khá tốt trong ngắn hạn,
đây là mẫu hình khá tin cậy. Tại điểm gãy của đường viền cổ, khối lượng break
lên khá tốt. Đồng thời trước đó 3 phiên VCB cũng tạo gap, có thể đóng vai trò
là ngưỡng hỗ trợ cho VCB trong ngắn hạn tại mức giá 43.5-44 khi VCB quay lại lấp
gap. NĐT có thể xem xét mua vào khi VCB điều chỉnh về mức giá mục tiêu là quanh
44. Hơn nữa, VCB còn có khoảng trống để tăng trở lại mức đỉnh vừa qua là 54.
VCB với mẫu hình V-Đ-V cho tín hiệu tích cực trong ngắn hạn
CTG: trường hợp đầu tư khá an
toàn
Cũng giống VCB,
sau đợt sụt giảm vừa rồi CTG đã phục hồi trở lại và còn khoảng trống từ mức đỉnh
cũ là 23 trong đợt sóng vừa rồi. Nhìn vào đồ thị tuần, CTG dường như đang bắt đầu
sóng 5. Về đồ thị ngày, mẫu hình CTG cũng đang phục hồi khá đẹp, mức hỗ trợ ngắn
hạn quanh mức giá 19.3. Với mẫu hình điều chỉnh ZIG ZAG, NĐT có thể xem xét mua
vào CTG tại vùng giá mục tiêu 19.3-19.6.
BID: khi cuộc chơi còn mở
Khác với VCB và
CTG, BID chịu sức ép điều chỉnh ngắn hạn lớn khi chạm mức đỉnh cũ là 26 đồng thời
tạo khoảng trống giá có thể là khoảng trống Exhaution (khoảng trống đảo chiều
trong ngắn hạn). Nhưng BID lại được hỗ trợ khá tích cực khi được ETF lựa chọn
đưa vào danh mục. Hơn nữa, trong 3 ngân hàng lớn, tỷ lệ sở hữu nước ngoài của
BID còn khá thấp, do đó NĐT còn kỳ vọng khá lớn vào việc BID có thể chuyển nhượng
cho đối tác lớn nước ngoài. Với mức giá 25, BID là cổ phiếu tốt để đầu tư trong
trung hạn. Còn ngắn hạn, NĐT có thể tiếp tục quan sát và có thể mua vào nếu BID
điều chỉnh về vùng giá 23.5-24.
Nhóm bất động sản: kỳ vọng sẽ có
sóng trong năm tới. Các cổ phiếu đang lưu ý VIC, DXG, CEO.
Thị trường BĐS
có dấu hiệu phục hồi. Nhóm BĐS là nhóm cổ phiếu đáng lưu ý trong thời gian sắp
tới. Mặc dù, được một vài công ty chứng khoán đánh giá sẽ tạo sóng cùng với
dòng ngân hàng trong năm 2015 nhưng thực tế nhóm BĐS chưa thực sự có một đợt
sóng nào đáng kể. Hơn nữa, việc ghi nhận doanh thu theo TT200 (chỉ được ghi nhận
doanh thu khi đã hoàn thành và bàn giao cho khách hàng), đã giúp các doanh nghiệp
BĐS hồi tố 1 phần doanh thu từ 2014 vào năm 2015. Theo đánh giá của tôi thời điểm
cuối năm 2015 và đầu 2016 có thể là thời điểm ghi nhận doanh thu của hầu hết
các DN BĐS (liệu nhóm BĐS có tạo sóng trong thời gian này?). Trong các buổi đối
thoại gặp gỡ NĐT mới đây của NLG và VIC, ban lãnh đạo của 2 DN này cũng tiết lộ,
doanh thu hầu hết các dự án sẽ được ghi nhận vào đầu năm 2016. Riêng VIC, theo
ban lãnh đạo doanh thu chưa thực hiện của VIC là 40.000 tỷ được phân bổ trong
vòng 12 đến 18 tháng tới.
VIC: Cổ phiếu đầu đàn trong nhóm
BĐS
Để đón sóng của
bất kỳ nhóm ngành nào thì nguyên tắc cốt yếu là luôn có một vài cổ phiếu đóng
vai trò chủ đạo dẫn dắt, có tác động đáng kể đến các cổ phiếu còn lại trong
ngành. Nếu có sóng BĐS thì vai trò của VIC có thể được so sánh như vai trò của
VCB như trong sóng ngân hàng vừa qua. Xét về cơ bản, do nhận định của tôi dòng
BĐS có thể nổi sóng từ đầu năm 2016 nên VIC là trường hợp đầu tư trung hạn khá
tốt. Một điều đáng chú ý nữa là năm 2016 sẽ là năm mà đợt trái phiếu chuyển đổi
300 triệu USD năm 2012 sắp đáo hạn. Theo tiết lộ của ban lãnh đạo VIC trong buổi
đối thoại gặp gỡ NĐT mới đây, còn khoảng 140 triệu trái phiếu chuyển đổi của
VIC được kỳ vọng sẽ được chuyển đổi hoàn toàn trong thời gian sắp tới. Nhìn lại
quá khứ, trong 2 đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi trước đó, đợt phát hành
năm 2009 đáo hạn năm 2012 và đợt phát hành năm 2012 đáo hạn năm 2014 thì trong
các năm 2012 và 2014 cổ phiếu VIC luôn tạo sóng. Về kỹ thuật, VIC đang trong
kênh giá tăng khá vững chắc kể từ năm 2012. Với mức giá 42 hiện nay thực sự là
một lựa chọn đầu tư hấp dẫn trong trung hạn.
VIC với kênh tăng giá vững chắc
DXG: cổ phiếu thu hút dòng tiền
khá tốt
Trước đây, tôi
đã có bài phân tích chuyên sâu cho riêng cổ phiếu DXG. Đến giờ, tôi vẫn giữ vững
quan điểm DXG là một trường hợp đầu tư triển vọng với doanh thu đến từ hoạt động
cốt lõi là môi giới BĐS. Đặc thù của DXG có thể so sánh với đặc thù của nhóm cổ
phiếu chứng khoán, tức thời điểm thị trường sôi động luôn là cơ hội cho những
doanh nghiệp như thế này. Tuy nhiên, một điều cũng đáng lưu ý khi xem xét đầu
tư vào DXG là nó đang chịu sức ép từ đợt phát hành tăng vốn sắp tới. Về kỹ thuật,
DXG vẫn đang trong kênh tăng giá bền vững. Đợt sụt giảm của thị trường vừa qua
cũng đã khiến DXG về vùng giá khá hấp dẫn. NĐT có thể xem xét mua vào nếu DXG
điều chỉnh về mức 16 với target ngắn hạn là 18.
DXG vùng giá mua 16 khá hấp dẫn
CEO: cuộc chơi từ BĐS Phú Quốc
Về CEO, thì góc
độ chủ yếu cũng đơn thuần dựa trên PTKT và mức độ thu hút NĐT. Trong mỗi đợt
sóng của thị trường thì những cổ phiếu thu hút được sự quan tâm của NĐT là một
lựa chọn tương đối tốt trong ngắn hạn. Tương tự DXG, CEO cũng đang trong kênh
tăng giá khá bền vững. Trong hình bên dưới, đợt rồi CEO đã chạm đường kênh giá
bên trên và chịu sức ép điều chỉnh. Theo mẫu hình kỹ thuật có thể thấy kênh giá
của CEO khá tin cậy. NĐT mạo hiểm chút có thể mua khi CEO điều chỉnh về mốc
15.3. Thận trọng, có thể mua CEO khi nó điều chỉnh về cận dưới của kênh
giá (khả năng này khó xảy ra vì CEO đang thu hút dòng tiền khá tốt).
Cổ phiếu Blue Chip hấp dẫn: FPT đoàn tàu chuẩn bị lăn bánh rời bến?
Trường hợp của
FPT trước đây tôi cũng có bài phân tích cụ thể với mức giá mục tiêu ngắn hạn đã
đạt được. Hiện giờ, FPT là một lựa chọn an toàn và tuyệt vời về trung hạn. Hơn
nữa, mẫu hình của FPT khá đẹp. Thường thì các mẫu hình đĩa sau khi hoàn thành
vành đĩa bên phải sẽ có pha đạp mạnh để giũ hàng (đợt điều chỉnh vừa rồi có thể
xem là đợt giũ hàng), sau đó bắt đầu chạy, tương tự như VCB. FPT đã điều chỉnh
về đúng trendline tăng trung hạn từ đầu năm đến nay. Với thanh khoản sụt giảm mạnh
trong những phiên vừa qua có thể xem là một dấu hiệu tốt và có thể FPT sẽ sắp
chạy; với mức độ tăng trưởng doanh thu và lơi nhuận khá cao, cùng với đó FPT
cũng được hưởng lợi từ tỷ giá khi có nguồn doanh thu bằng ngoại tệ từ mảng gia
công phần mềm. Mục tiêu giá có thể cao hơn cận phải của vành đĩa là 50.
FPT sẽ bắt đầu chạy???
Bên trên là những
khuyến nghị mua, phần tiếp theo là những nhóm ngành và cổ phiếu NĐT nên cân nhắc
và thận trọng khi đầu tư trong ngắn hạn và trung hạn.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán (HCM, SSI,
VND): Cần một nhịp nghỉ ngơi
Nhóm cổ phiếu
chứng khoán là nhóm thu hút sự quan tâm khá lớn của NĐT thời gian qua, với TSSL
khá tốt trong đợt sóng vừa rồi. Nhưng trong ngắn hạn NĐT nên cân nhắc khi lựa
chọn nhóm cổ phiếu này. Vì khả năng một vài công ty chứng khoán có hoạt động tự
doanh mạnh có thể bị lỗ tự doanh trong quý III này do đợt sụt giảm vừa rồi gây
ra. Nên nhớ, thời điểm hoạch toán lợi nhuận quý II là vào ngày 30/6 vào thời điểm
đó, hầu hết các nhóm chứng khoán đều đang nằm ở vùng đỉnh. Thời điểm hoạch toán
lợi nhuận Quý III là vào 30/9 và với xu hướng đi ngang của thị trường như thế
này, khả năng Quý III các công ty chứng khoán lớn có thể bị lỗ tự doanh.
HCM:
HCM trước đó
hình thành mẫu hình Buterfly, mẫu hình đảo chiều xu hướng. Hơn nữa, HCM đang ở
mức giá đỉnh lịch sử, áp lực điều chỉnh khá lớn, TSSL trong ngắn hạn không cao,
đồng thời khối lượng phân phối giai đoạn vừa rồi khá lớn. Theo tín hiệu từ các
đường MA, HCM đã cắt xuống 2 đường MA15 và MA45, đây là tín hiệu tiêu cực trong
ngắn hạn.
HCM với mẫu hình Butterfly, áp lực điều chỉnh ngắn hạn cao
SSI:
Tương tự HCM,
thời gian qua SSI cũng chưa có đợt điều chỉnh thực sự. Mẫu hình kỹ thuật của
SSI xuất hiện dấu hiệu phân kỳ, một tín hiệu đảo chiều trong ngắn hạn. Như
trong hình, đường giá của SSI vẫn đang trong xu hướng lên nhưng chỉ báo xung lượng
RSI lại dốc xuống cho thấy sự phân kỳ. Vừa qua, SSI có được thông tin hỗ trợ
khá tốt là chính thức nới room 100%, nhưng trước áp lực điều chỉnh lớn SSI gần
đây bắt đầu xuất hiện các phiên giảm điểm. Do đó, cần cân nhắc khi lựa chọn HCM
và SSI trong ngắn hạn.
SSI cho tín hiệu phân kỳ - dấu hiệu đảo chiều giảm giá trong ngắn hạn
VND:
VND cũng hình
thành mẫu hình Butterfly như HCM, nhưng khác với hai cổ phiếu lớn bên trên VND
đã hình thành kênh giá xuống ngắn hạn rõ rệt. Bên cạnh đó, hoạt động tự doanh của
VND chưa mạnh nên tác động không như HCM và SSI. Nhưng khả năng ngắn hạn VND
cũng chịu áp lực tiếp tục giảm giá nếu hai cổ phiếu đầu ngành HCM và SSI bắt đầu
điều chỉnh. Đây có thể là cơ hội mua vào VND ở tầm giá hấp dẫn hơn.
VND đang trong xu hướng điều chỉnh ngắn hạn
Khuyến nghị thoát vị thế: HSG,
HPG
Trước đây tôi từng
đăng bài PTKT về HSG và HPG với khuyến nghị mua. Nhưng sau đợt phá giá NDT và
VND vừa rồi, đánh giá lại hoạt động cơ bản và khía cạnh PTKT tôi khuyến nghị
thoát vị thế với HPG và HSG và quan điểm của tôi là tiêu cực về hai cổ phiếu
này trong trung hạn.
HPG:
HPG đang hình
thành xu hướng giảm giá ngắn hạn cùng với đó là sức ép từ cạnh tranh với thép
giá rẻ từ TQ khiến triển vọng của ngành thép trong nước đang xấu đi. Theo tín
hiệu từ các đường MA, HPG đã cắt xuống cả 3 đường MA15, MA45 và MA200 đây là chỉ
báo cực mạnh để thoát vị thế HPG cả trong ngắn hạn và trung hạn.
HPG với tín hiệu tiêu cực khi cắt xuống cả 3 đường MA
HSG: Trường hợp của HSG cũng
tương tự như HPG về tín hiệu kỹ thuật khi cắt xuống cả 3 đường MA.
Kết luận: với những cổ phiếu
khuyến nghị mua, NĐT có thể xem xét giải ngân một phần tại mức giá mục tiêu. Đồng
thời, cần quan sát thêm động thái từ FED trong đợt họp bàn LS trong ngày
16-17/9. Nếu thị trường tiếp tục giảm điểm có thể tiếp tục chủ động giải ngân ở
vùng giá thấp hơn. Các cổ phiếu được khuyến nghị ở trên đều là những trường hợp
an toàn về triển vọng trung hạn.