Chúng ta dành nhiều thời gian để hoàn thiện các chiến lược giao
dịch, nhưng hầu hết lại khó khăn trong việc thực hiện các chiến lược đó trong
quá trình đầu tư. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì? Đó là ở các kỷ luật
trong giao dịch. Hầu hết các NĐT thành công đều nhấn mạnh một điểm chung về các
triết lý đầu tư thành công là chiến lược và kỷ luật.
Nhân dịp cơ chế giao dịch mới được áp
dụng từ 12/9, theo đó bước giá giao dịch sẽ được chia nhỏ, nhiều người ca thán
nhưng không ít những người xem đó là cơ hội lớn trên TTCK. Tôi cũng là một
trong số những người xem đây là một cơ hội đối với thị trường. Việc chia nhỏ
bước giá khiến các giao động trong phiên ít biến động hơn, giúp những NĐT lớn
hoặc các tổ chức mua được số lượng lớn cổ phiếu quanh mức giá hợp lý. Đồng
thời, dọn đường cho các chính sách mở trong giao dịch như T0 hoặc CK phái sinh.
Từ đó, sẽ thu hút được lượng vốn lớn đổ vào thị trường, như dòng tiền từ khối
ngoại. Về tầm nhìn dài hạn, cơ chế giao dịch này thực sự tích cực, khiến cho
thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể, đưa thị trường lên bước phát triển
mới. Nó – hoặc là tạo ra một lớp NĐT giá trị thực sự hoặc là tạo ra một lớp nhà
đầu cơ lướt sóng chuyên nghiệp, dần loại bỏ những NĐT ăn xổi ở thì trên thị
trường. Cũng nhân dịp này, tôi được nghe một câu nói khá hay từ anh đồng nghiệp
– một người đầu tư giá trị thực sự và là người mang đến sự gia tăng giá trị bền
vững cho khách hàng của anh ấy. Trong phiên giao dịch 12/9, anh ấy có nhắn gửi
đến khách hàng của mình 1 câu nói khá hay: “Cơ chế GD mới không ảnh hưởng
đến quyết định mua bán của tôi vì tôi không quan trọng một vài line khi mua bán
cổ phiếu, tại thởi điểm mua bán điều tối kỵ là để cảm xúc chen vào quyết định
mua bán cổ phiếu của mình”.
Bạn có thấy điều này khá quen thuộc với
mình? Tại thời điểm mua bán, hầu hết chúng ta mắc phải 1 thói quen chết người
là hay so kè từng line một, hành động này đẩy cảm xúc của chúng ta gia tăng tại
thời điểm mua bán, chính điều này làm kỷ luật giao dịch bị vi phạm. Chẳng hạn
chúng ta định giá 1 cổ phiếu là 15k và dự định ban đầu là sẽ mua cổ phiếu trong
vùng giá 9 - 10. Tại thời điểm mua, giá khớp đang là 9.5. Thay vì mua khớp lên
giá 9.5, thường thói quen xấu của chúng ta là treo mua tại các mức giá thấp hơn
9.4 hoặc 9.3 và chờ khớp. Nhưng khi lực bán gia tăng, chúng ta lại rút lệnh chờ
mua ra và treo lệnh thấp hơn,. Ngược lại, sai lầm khi bán cũng tương tự như
vậy, chúng ta treo lệnh bán và rút lệnh khi thấy giá tăng lên, để rồi sau đó
đua bán tại các mức giá đỏ, nó như một hình xoáy trôn ốc, quá trình đó cứ lặp
đi lặp lại và chỉ vì sự so kè thậm chí là 1 line giá khiến chúng ta nhiều lần
chứng kiến cổ phiếu mình tăng giá từng ngày và tiếc nuối vì không mua ngay tại
thời điểm đó. Sai lầm của chúng ta là lúc nào cũng cố gắng mua một cổ phiếu ở
“giá đáy” thay vì mua 1 cổ phiếu ở “vùng giá hợp lý”. Đừng quên câu nói của NĐT
huyền thoại Warrant Buffet: “Hãy mua cổ phiếu tốt với giá hợp lý” đừng mua “cổ phiếu hợp lý với giá tốt”.
Nếu 1 cổ phiếu được bạn định giá 15, cổ
phiếu đó đang có giá thị trường là 10 thì tôi nghĩ việc bạn chấp nhận bỏ thêm
1/8 hoặc 1/4 của mức giá đó để mua cũng chả ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng trong đầu
tư, chúng ta hay để tâm lý đầu cơ chi phối, việc so kè từng bước giá thể hiện
rõ kỳ vọng đầu cơ của chúng ta, việc thiếu nhất quán và sự phân định rõ ràng
giữa 1 quyết định là đầu tư hay đầu cơ khiến chúng ta mắc phải những cạm bẫy vô
hình về tâm lý, dẫn đến những sai lầm gây thiệt hại cho tài sản về lâu dài.
Trước đây tôi thường xuyên mắc phải những sai lầm cố hữu như thế này, để rồi
chỉ biết ngồi nhìn cổ phiếu mà mình “định mua” tăng giá từng ngày hoặc là vụt mất
những cơ hội chốt lời.
Rõ ràng, trong cuộc sống cũng như trong
đầu tư tất cả những sai lầm về kỷ luật của chúng ta phần lớn xuất phát từ những
thói quen xấu. Chính những thói quen này vô tình đẩy chúng ta chệch khỏi những
chiến lược đã vạch sẵn. Chúng ta có thể sở hữu những chiến lược đầu tư cực tốt,
nhưng đó chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là kỷ luật giao dịch để những chiến
lược đó được thực thi và tuân thủ. Và để là một NĐT kỷ luật, điều quan trọng
nhất là phải loại bỏ dần các thói quen xấu.
Một lần nữa đừng quên câu nói của Warrent Buffet: “Hãy mua cổ phiếu tốt với giá hợp lý”, rèn luyện cho mình thói quen mua 1 cổ phiếu ở
“Vùng giá hợp lý” thay vì mua ở “giá đáy”.
VIET EURO
0 nhận xét:
Đăng nhận xét