20/5/16

FPT: CHUYẾN TÀU CUỐI CÙNG XUYÊN MÙA BÃO



Khuyến nghị chung về thị trường, quan điểm của em vẫn nhất quán là tranh thủ nhịp zig zag của thị trường ở vùng 615-625 canh giảm tỷ trọng tối đa trong danh mục, hạn chế giải ngân mới, ko nên đặt cược vào số ít cơ hội trên thị trường. Mặc dù vậy, vẫn còn một cổ phiếu đủ hấp dẫn ngay trong thời điểm thị trường khó lường như thế này. 

Đương nhiên, vì nhận định thị trường chung đang vào vùng rủi ro cao nên yếu tố được em xem xét hàng đầu là độ an toàn của cổ phiếu khuyến nghị, nhưng vẫn đảm bảo mức TSSL hấp dẫn trong giai đoạn tới. Cổ phiếu e ra mắt ngày hôm nay là FPT – một Bluechip đang bị “ngài thị trường” lãng quên. Một điểm e cần phải lưu ý, nếu không sẵn sàng nắm giữ FPT từ 1 tháng trở lên và không chịu nổi nhiệt trước các biến động của thị trường sắp tới thì em khuyến nghị ACE không nên tham gia vào mã này!

Vì sao là FPT?
Về cơ bản, có lẽ hầu hết NĐT trên thị trường không quá xa lạ với nền tảng giá trị của FPT, thậm chí quen tới nỗi chán nản vì cổ phiếu này mãi lẹt đẹt với mức tăng không đáng kể trong một thời gian dài. Quả thực FPT không phải là một cổ phiếu thíc hợp để đầu cơ nhưng đích thị FPT lại là một mã đầu tư giá trị hàng đầu trên thị trường. Tôi đã từng kỳ vọng tiếp nối VNM – FPT có thể là mã tích lũy giá trị hằng năm cho NĐT, những người sẵn sàng nắm giữ cổ phiếu này trong thời gian dài, thậm chí là nhiều năm. Và cho đến nay, FPT vẫn đang trong xu hướng đó, một kênh tăng giá dài hạn và vững chắc từ đầu năm 2013 với mức tích lũy mỗi năm từ 20-25%.
Lúc này nhắc dến FPT có lẽ nhiều người sẽ chung một tâm trạng ngán ngẫm, đặc biệt những người theo trường phái đầu cơ – lướt sóng.
Các mảng hoạt động cốt lõi vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng cũng như biên lợi nhuận ấn tượng. Mức chia cổ tức hàng năm khá cao và ổn định 20-25%/năm. Nhưng tại sao FPT lại chưa chạy và khi nào thì nó chạy?

Lật lại lịch sử

Như trong hình 1 – FPT vẫn đang trong chu kỳ tăng giá dài hạn từ đầu năm 2013 đến nay và trong suốt thời kỳ tăng giá và tích lũy đó, bước ngoặt tạo nên các chu kỳ sóng của FPT nằm ở đâu?

                                                       Click vào hình để xem rõ hơn

Câu trả lời là vào các thời điểm cổ phiếu này chia cổ tức!
Đợt sóng năm 2013 diễn ra trước vào sau ngày chốt quyền cổ tức 15/08/2013: Trước đó FPT đã có chu kỳ tăng giá từ 20 lên 30 (tăng 50%). Tiếp đó, sau ngày chia cổ tức, FPT điều chỉnh 1 tuần trước khi tiếp tục đợt sóng mới từ 26 lên thẳng 47. Có lẽ, năm này mức tăng ấn tượng của FPT một phần cũng được hỗ trợ bởi giai đoạn phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán.
Đợt sóng năm 2014 diễn ra quanh 2 đợt chia cổ tức 7/5 và 20/08/2014: tương tự, sau ngày chốt quyền cổ tức 7/5/2014 FPT có 1 tuần giảm điểm trước khi tăng giá ấn tượng từ 33 lên 44 (Mức tăng 33%). Đợt chốt quyền cổ tức tiếp theo tại ngày 20/08/2014, FPT cũng điều chỉnh 1tuần tiếp đó, trước khi tăng từ 42 lên 49 (16%).
Vào năm 2015, FPT có 2 đợt chia cổ tức vào 28/05 và 19/08/2015: trước ngày chốt 28/05 FPT có 1 tuần tăng giá ấn tượng, sau đó hạ nhiệt vào tuần sau ngày 28/05 trước khi tăng từ 43 lên 47 (mức tăng quanh đợt cổ tức là 15%). Đợt cổ tức vào ngày 19/08, FPT cũng chịu đợt sụt giảm trong tuần sau thời điểm chốt quyền và bật lại mạnh mẽ từ MA200, từ mức 42 lên đến 54 (tăng 28.5% quanh đợt chia cổ tức này).

2016 chúng ta có gì?

Hiện tại chúng ta đang có một mã cổ phiếu chán nhất thị trường, trong khi VNINDEX bước vào đại sóng 100 điểm từ 520 lên 620 nhưng FPT lại bước vào thời kỳ sụt giảm và tích lũy kéo dài. Nhưng điều đó vô hình chung đang tạo ra một mã cổ phiếu an toàn nhất thị trường trong giai đoạn hiện nay. An toàn là yếu tố đầu tiên được tôi xét đến trong khi thị trường vào vùng rủi ro cao.
Mức thấp nhất của FPT từ đầu năm 2016 là 44.5 (mức chiết khấu 8% so với mức giá thị trường 47.5 hiện tại – cũng là rủi ro cận dưới của FPT).
Về kỹ thuật FPT đang chạm đường trendline hỗ trợ vững chắc về dài hạn. Chưa kể mốc hỗ trợ từ MA200 cực kỳ đáng tin cậy. Tại mốc này, FPT luôn khởi đầu các chu kỳ tăng giá ấn tượng. Như trong hình, FPT luôn bật lại mạnh mẽ khi chạm MA200.
Hiện tại mốc hỗ trợ cứng MA200 của FPT là 47.3. Đi kèm với chu kỳ tích lũy từ đầu năm là sự sụt giảm về khối lượng trong ngắn hạn. Điểm tích cực và dấu hiệu thường thấy trước khi bắt đầu một chu kỳ sóng. Yếu tố kiệt thanh khoản cũng giúp FPT tránh được sự tương quan với thị trường chung trong trường hợp thị trường diễn biến theo chiều hướng xấu.
Nhưng yếu tố được tôi kỳ vọng hơn hết là sóng cổ tức của FPT diễn ra hằng năm và là một điểm đáng kỳ vọng trong ngắn và trung hạn. Ngày 27/05 tới đây FPT sẽ chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền và cổ phiếu, tỷ lệ tương đương với đợt chia cổ tức vào 28/05 năm 2015 (10% tiền mặt và 15% cổ phiếu).  

Chiến lược nào cho FPT

Với mức rủi ro tương đối thấp tại vùng giá này và mốc hỗ trợ cứng tại MA200 là 47.3. Trong các đợt sóng cổ tức trước đây FPT có tiền lệ tăng giá 1 tuần trước thời điểm chốt quyền và có nhịp điều chỉnh sau ngày chốt quyền trước khi bắt đầu đợt sóng tương đối mạnh.
Như vậy, thời điểm chốt quyền của FPT sắp tới là vào ngày 27/05 tức là vào thứ 6 tuần sau. Nếu đánh theo kỳ vọng sóng cổ tức, thì FPT có thể tăng giá vào đầu tuần sau 23/05 và có nhịp điều chỉnh sau ngày 27/05 đúng 1 tuần trước khi bắt đầu “Đợt sóng của năm”.
Đương nhiên, thời điểm để nhận biết sóng của FPT có bắt đầu hay không cần sự xác nhận về khối lượng trong ngắn hạnè Vol của FPT tầm 1,8 – 2 triệu cổ gấp 3 lần mức MA15 hiện tại là 670k cổ.
Nhưng với chiến lược đầu tư giá trị dựa trên kỳ vọng cổ tức, có thể bắt nhịp FPT ngay tại vùng giá 47.7 để đón sóng trước và sau thời điểm chốt quyền.
Chiến lược giải ngân:
Giải ngân Full tài khoản FPT tại vùng giá 47.7
Nếu FPT đạp về vùng 46.5 và 46 để rung hàng thì tiếp tục giải ngân tỷ lệ margin còn lại 25% và 25% tại mỗi mốc.
Sử dụng tối đa margin 5:5 vừa đảm bảo an toàn vừa tối đa hóa lợi nhuận đối với những cổ phiếu có biến động nhỏ và mức an toàn cao.

Rủi ro và TSSL:
Rủi ro: 5% nếu giảm về vùng 46, đồng thời dùng margin 5/5 thì mức rủi ro tăng lên 10%.
Mục tiêu:
Ngắn và trung hạn (Từ 1 – 3 tháng): 54 è TSSL = 13% (ở mức thận trọng)
Chiến lược margin: có thể tối đa hóa TSSL lên 26% nếu dùng margin 5:5.
Lưu ý: Không nắm giữ FPT nếu bạn không sẵn sàng nắm giữ hơn 1 tháng từ thời điểm này.