Sự tự ý thức và cảm nhận giữa "Cho và Nhận" có thể đem đến những điều kỳ diệu, khiến chúng ta cảm thấy hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống hơn.
Đã bao giờ trong cuộc sống, bạn hay oán trách người khác khi "cảm giác" rằng những gì người khác làm cho mình không xứng đáng với những gì bạn đã làm cho họ. Đặc biệt là những lúc phát sinh mâu thuẫn, chúng ta thường nghĩ về những gì mình đã làm cho đối phương và trách đối phương đã không đối xử tốt với mình. Hay đại loại, nhiều lúc bạn nghĩ mình là người thầm lặng, sống vì người khác và cho người khác nhiều hơn họ nghĩ. Tôi chắc là hầu hết bản thân chúng ta đều đã gặp những tình huống và có những suy nghĩ như vậy trong cuộc sống. Nhưng theo tôi đó là dấu hiệu của một lối sống ích kỹ mặc dù đôi lúc bạn cũng thực sự làm được cho người khác "như bạn nghĩ".
Vậy vấn đề ở đây là gì?
Đó là vấn đề lớn xuất phát sự cảm nhận giữa Cho và Nhận mà hầu hết chúng ta đều mắc phải.
Tại sao sự cảm nhận “sai
lệch” giữa Cho và Nhận khiến một
người cảm thấy bất hạnh trong cuộc sống và tiêu cực với những người xung quanh
mình. Rõ ràng, một người nếu dành quá nhiều thời gian để nghĩ và nói về sự “Cho đi” của mình đối với người khác
thì dễ dẫn đến một kết cục trái ngược là anh ta sẽ cảm thấy không hài lòng với
những người xung quanh – một khi sự đền đáp của đối phương là “không xứng đáng” về mặt cảm nhận, hoặc
không như kỳ vọng của anh ta. Việc nghĩ quá nhiều về những gì mình làm cho người
khác thay vì những gì người khác làm cho mình là nguồn cơn của mọi mâu thuẫn, oán trách, một khi sự cảm nhận về lợi ích là không cân xứng. Nó cũng tương tự như việc
bạn đứng giữa hai lựa chọn hoặc là chọn suy nghĩ theo hướng tích cực hoặc là chọn
suy nghĩ theo hướng tiêu cực sẽ quyết định mức độ hạnh phúc và hài lòng của bạn.
Trong
các mối quan hệ và tương tác của một người với những người xung quanh mình, hầu
hết mâu thuẫn thường xảy ra khi sự cảm nhận về lợi ích là không cân xứng giữa Cho và Nhận. Người ta thường "kỳ vọng" phần
nhận của mình sẽ lớn hơn phần cho – giống như đầu tư thì phải có lời vậy (về mặt hành vi và cảm nhận chúng ta thường không ý thức được điều này). Và một
khi phần nhận lại không được như kỳ vọng những mâu thuẫn và rắc rối bắt đầu xuất
hiện. Chính vì lẽ đó, khi một người đề cập
quá nhiều đến những gì anh ta cho đi thì đó là dấu hiệu của một con người ích kỹ - một con người muốn Nhận nhiều hơn là Cho.
Chọn lựa để hạnh phúc!
Không khó để bắt gặp ngay trong chính bản thân chúng ta, phần lớn chúng ta nghĩ những việc mình đang làm là vì người này, vì người nọ mà ít khi chịu hiểu một sự thật rằng: Hầu hết những việc chúng ta làm đều là vì bản thân mình.
Chúng
ta hoàn toàn có quyền để lựa chọn cách cảm nhận và thái độ sống để có cuộc sống
hạnh phúc hơn – hài lòng và trân trọng những người xung quanh mình hơn. Hãy
nghĩ nhiều hơn về những việc mà người khác làm cho mình, nghĩ nhiều hơn về những
gì mình đã nhận được trong cuộc sống (Sự
Cho đi từ người khác) đó là bí quyết để cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với
những gì mình đang có.
Đối
với tôi, được sinh ra đã là một ân huệ, đó là món quà lớn nhất mà cuộc sống
dành cho tôi. Do đó, trong khả năng có thể tôi luôn muốn cuộc sống của mình thực
sự có ích, đóng góp được nhiều cho cộng đồng – xã hội. Như thể, tôi luôn là người
đang được Nhận nhiều hơn là Cho, và
lẽ sống của tôi là theo đuổi sự “Cho đi” nhiều nhất trong khả năng có thể của
mình.
Trong
mối quan hệ với bạn bè, nếu bạn lựa chọn việc suy nghĩ về những điều tốt mà họ
đã làm cho bạn thì tôi tin, mâu thuẫn nào cũng có thể giảng hòa được. Vì “sự cảm
nhận” về "lợi ích" khiến bạn cảm thấy hài lòng.
Trong
cuộc sống hôn nhân, nếu người chồng hoặc vợ cảm nhận mình là người đóng góp nhiều
hơn (người cho đi) thì mâu thuẫn dễ phát sinh từ đó. Nhưng ngược lại, dù có mâu
thuẫn mức nào, nếu người vợ hoặc chồng nghĩ về những gì người kia làm cho mình và cho gia đình,
cảm nhận mình là người Nhận nhiều hơn
Cho thì cuối cùng mâu thuẫn nào rồi cũng được giải quyết.
Mỗi ngày của chúng ta đều có 24 tiếng như nhau, nếu bạn dành thời gian nghĩ nhiều về những người bạn tốt thì thời gian bạn nghĩ về những người bạn xấu sẽ ít lại, trong số những người bạn tốt, bản thân ai cũng có khuyết điểm, nhưng nếu bạn chỉ dành thời gian nghĩ về những ưu điểm của họ thì thời gian bạn nghĩ về những đức tính xấu sẽ ít lại. Bạn càng nghĩ về những điều tích cực, lạc quan bao nhiêu thì thời gian bạn nghĩ về những điều tiêu cực, ngược lại sẽ càng ít bấy nhiêu. Vốn dĩ, những phương thức ứng xử, phản ứng của chúng ta trước những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống đều xuất phát từ những gì mà tiềm thức của chúng ta đã ghi nhận, nếu bạn chỉ hay nghĩ về những điều tiêu cực thì đứng trước những hoàn cảnh khó khăn, thông thường não của bạn sẽ tổng hợp ra những phương thức xử lý tiêu cực, kém lạc quan bấy nhiêu. Ngược lại, trong cuộc sống, nếu người nào luôn nghĩ về những điều lạc quan, những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang đến cho mình; cuối cùng, trong mắt họ cuộc sống này phần lớn là những điều tươi đẹp và tích cực. Một cuộc sống đáng sống mà chúng ta phải có trách nhiệm đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội.
Hãy cố gắng cho đi và hãy luôn tự cảm nhận rằng bạn đang là người Nhận hơn là người Cho trong cuộc sống!
VIET EURO