12/8/15

Bình Mới Rượu Cũ: Thị trường sắp nổi sóng, sao quả tạ từ Trung Quốc


Đã đến lúc nghĩ đến việc giữ tiền trên thị trường thay vì tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận. Sao quả tạ từ việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ sắp tạo nên cơn bão trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Kịch bản bulltrap ngày 5/5 đang tái diễn mặc dù bối cảnh lúc này rất khác. Còn nhớ vào ngày 5/5, trước đợt sóng tăng vừa rồi (ngày 18/5) thị trường đã tạo một bẩy bull trap khi kết thúc phiên ngày 5/5 với việc tăng hơn 8 điểm với sự hưng phấn phần lớn đến từ các cổ phiếu Bluechip, đặc biệt tác động chủ yếu lúc đó đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, nhóm dẫn dắt thị trường vào lúc đó. Tiếp đó, ngày 6/5 thị trường đã giảm nhẹ rất giống kịch bản 2 phiên đầu tuần (phiên ngày 10/8 tăng 10 điểm với sự tác động chủ yếu từ nhóm Blue, và phiên hôm qua giảm nhẹ). Bối cảnh thời điểm đó là thị trường rơi vào trạng thái chán nản, cùng với việc hô hào bắt đáy của rất nhiều NDT. Vậy bối cảnh thị trường lúc này khác gì vào lúc đó??? Phải chăng là “bình mới rượu cũ”?
“Bình mới” mà tôi muốn nhắc đến ở đây, chính là bối cảnh: thị trường lúc này vẫn còn đang lâng lâng và hưng phấn từ những thông tin liên quan đến việc nới room và TPP dẫn đến tác động lên thị trường có chút khác biệt so với thời điểm bulltrap ngày 5/5. Khác biệt đó đến từ diễn biến dài hơi hơn của bẫy bulltrap và khối lượng phiên sau “bẫy bulltrap” có vẻ hối hả hơn (phiên hôm qua giá trị VNI đặt hơn 2k5 tỷ cao hơn phiên “bulltrap” ngày 10/8 đạt 1k8 tỷ). Phải chăng thị trường đã phản ánh tức thì tin phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc?
Rượ cũ – kịch bản lặp lại: Nhìn vào hình 1.1 bên dưới có thể thấy kịch bản đang lặp lại với thị trường (chú ý 2 vùng đóng khung): trước đó phiên ngày 4/5 thị trường đã có một phiên sụt giảm mạnh 15 điểm và hở gap. Sau đó, là phiên bulltrap ngày 5/5 trước đợt sụt giảm 2 tuần tiếp đó và tạo đáy vào ngày 18/5. Kịch bản lúc này có chút khác biệt, nhưng chú ý kỹ sẽ nhận thấy từ phiên giao dịch ngày 3/8 đến phiên ngày 6/8 có thể xem đó là một cây nến đỏ với sự sụt giảm điểm số tương đương với ngày 4/5 (ngày 3/8 mở cửa 617 đ, ngày 6/8 đóng cửa tại mức 601 đ, ngày 3/8 cũng là phiên đỏ hở gap). Và phiên ngày 10/8 có thể xem là ứng với phiên “bulltrap” ngày 5/5 và kịch bản lặp lại khá tương đồng khi phiên hôm qua 11/8 thị trường cũng giảm nhẹ như phiên ngày 6/5 (tác động giảm điểm lan rộng trên nhiều nhóm cổ phiếu). Phải chăng sắp bắt đầu đợt sụt giảm nghiêm trọng trên thị trường trong các phiên sắp tới và tuần sau? Khả năng rất cao là sẽ như vậy nhưng về thời gian thì sẽ nhanh hơn kịch bản lần trước. Vì như tôi đã nói ở trên trong phiên hôm qua giá trị giao dịch đã đạt 2k5 tỷ, dường như mọi thứ có vẻ hối hả hơn, dòng tiền thông minh đã phản ánh nhanh chóng thông tin tiêu cực đến từ Trung Quốc. Thế còn kỳ vọng về việc sắp ra những hướng dẫn nới room vào thứ 5 thì sao? Vấn đề này sẽ được tôi đề cập đến ở dưới.

Vậy sơ lược về PTKT có thể thấy dường như kịch bản cũ sắp lặp lại với thị trường chứng khoán.
Về vấn đề tỷ giá và sự tác động của việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc:
Trước khi Trung Quốc thực hiện phá giá đồng NDT, quan điểm của cá nhân tôi về vấn đề tỷ giá vẫn là theo hướng tích cực, tức là NHNN sẽ thực hiện đúng cam kết giữ ổn định tỷ giá đến cuối năm. Nhưng với việc Trung Quốc bất ngờ  phá giá kỷ lục đồng NDT và tác động lan rông của nó đến các quốc gia khác như Hàn Quốc, Singapore và Australia cũng giảm giá theo. Điều này đặt các quốc gia khác vào sức ép phải phá giá đồng tiền của quốc gia mình để nâng cao tính cạnh tranh về thương mại. Trong đó, Việt Nam đứng trước sức ép lớn vì đã thực hiện chính sách neo chặt tỷ giá với đồng USD một thời gian dài. Chưa kể đến sức ép từ việc FED để ngỏ  khả năng tăng lãi suất vào đầu tháng 9. Hơn nữa, tác động tiêu cực và tức thì là Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 2 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam đứng thứ nhất và nhì. Theo tổng cục thống kê, trong 7 tháng đầu năm nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 22,5% và từ Hàn Quốc tăng 31,7%. Có thể thấy, tác động từ đợt phá giá lần này sẽ tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thâm hụt cán cân thương mại đang ngày càng gia tăng.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan của NHNN trước vấn đề tỷ giá. Việc phá giá đồng NDT của Trung Quốc đang đặt NHNN vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: Phá giá đồng nội tệ cũng xấu mà không phá giá cũng xấu. Vì sao lại như vậy???
Trước khi TQ phá giá đồng NDT, chính phủ hoàn toàn có sự lựa chọn chủ động trong vấn đề tỷ giá, mặc dù sức ép từ việc FED nâng tỷ giá vẫn còn để ngõ, nhưng NHNN có thể giữ ổn định tỷ giá và dời việc phá giá vào đầu năm sau giống như đã làm đầu năm nay. Thế tại sao việc giữ ổn định tỷ giá được tôi cho là tích cực mặc dù việc neo chặt tỷ giá sẽ làm giảm tính cạnh tranh của hang hóa xuất khẩu của Việt Nam. Hãy nhìn xa hơn vào bối cảnh, trước đó vào giai đoạn 2010-2012 NHNN  liên tục phá giá đồng nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu, đó là mặt tích cực nhưng mặt tiêu cực là trước sức ép nợ công ngày càng lớn và nợ nước ngoài ngắn hạn gia tăng khiến việc phá giá làm các DN trong nước có tỷ lệ nợ nước ngoài cao liên tục bị tàn phá bởi tỷ giá. Vào giai đoạn 2013-2015, tình hình cán cân xuất nhập khẩu được cải thiện đáng kể, 2 năm liền 2013-2014 Việt Nam thặng dư thương mại và đỉnh điểm năm 2014 là năm được mùa khi giá trị nhiều mặt hàng xuất khẩu liên tục tăng cao. Trước tình hình đó, chính phủ hoàn toàn chủ động vấn đề neo chặt tỷ giá vào đồng USD, chấp nhận hi sinh một chút bên XNK. Ngược lại, khi giá trị các đồng tiền như EUR, JPY liên tục sụt giảm giúp các DN có nợ nước ngoài từ các đồng tiền chính được hưởng lợi đáng kể từ tỷ giá, kể cả các DN có số dư nợ USD lớn thì việc neo chặt tỷ giá cũng giúp tình hình được cải thiện.
Vậy rõ ràng, việc TQ phá giá đồng NDT lúc này đang đặt Chính Phủ vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Không phá giá thì tác động tức thì là tình hình XNK sẽ xấu đi, đó là còn chưa kể sức ép từ việc để ngõ khả năng nâng lãi suất của FED. Còn nếu phá giá thì trong bối cảnh nợ công và nợ nước ngoài tăng cao, nguồn thu của chính phủ sụt giảm do tác động  từ giá dầu thì tình hình cũng không mấy khả quan.
Cho những ai còn hưng phấn từ việc nới room và TPP
Nếu bạn vẫn còn hưng phấn từ việc ngóng chờ những thông tin cụ thể hơn về nới room và kỳ vọng nó sẽ tiếp tục tác động lên thị trường thì hãy tự trả lời câu hỏi sau: Thị trường thời gian qua tăng vì lí do gì?
Chắc chắn không gì ngoài TPP và nới room. Cổ phiếu được kỳ vọng nới room cũng tăng và kể cả những cổ phiếu có thể sẽ không được nới room thì cũng đã tăng. Vậy đã đến lúc thị trường sẽ phải kìm hãm sự hưng phấn của mình lại, trả lại một phần giá trị đã bị thổi phồng trước đó.
Phiên hôm nay thị trường có khả năng giảm điểm khá lớn. Hoặc có thể giống kịch bản cũ vào ngày 7/5 là xanh vỏ đỏ long. Nhưng khả năng giảm điểm là khá cao khi tác động tiêu cực đang hiển hiện rõ nét hơn. Theo nhận định của cá nhân tôi, thị trường sẽ sớm điều chỉnh về 590 điểm trong đầu tuần tới.


Cho những ai không chịu nổi nhiệt từ những nhịp xanh đỏ của thị trường:

Vẫn là lời khuyên chân thành khi nào thị trường chưa về 590 thì chưa nên nghĩ tới việc cầm hàng. Hãy lui về tử thủ với tỷ trọng tiền mặt cao. Còn nếu ace nào vẫn thấy ngứa tay, nhất định phải có thứ gì đó trong danh mục thì hãy tìm đến những chốt chặn sau đây. Đây là những cổ phiếu phòng thủ đảm bảo tính bảo toàn vốn cao, giúp ace đi qua được cơn bảo lần này. Nên nhớ, sóng này qua đi thì sóng khác lại đến, điều cốt yếu luôn là bảo toàn vốn trong những giai đoạn thị trường như thế này.

HSG: cổ phiếu có tính phòng thủ cao, TSSL kỳ vọng cũng tương đối. Vùng mua 42.5-43.5. Giảm thì chủ động bình quân giá, ngưỡng hỗ trợ mạnh, mẫu hình đẹp.
REE: mua quanh vùng 28-28.2 và chủ động bình quân giá
VKC: mua quanh vùng 8.2-8.4
Ba cổ phiếu trên có tính phòng thủ cực cao dành cho ace nào vẫn thik ngứa tay trong giai đoạn hiện nay.