Giai đoạn 2015 – 2020 là giai đoạn
bản lề của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới. Nhiều hiệp định đối tác song phương và đa phương đã và đang được
ký kết. Giao thương giữa các nước trong cộng đồng kinh tế Asean (AEC) ngày càng
mở rộng, nhiều cơ chế được dỡ bỏ. Năm 2015, nền kinh tế Việt Nam cho thấy nhiều
dấu hiệu phục hồi, các ngành sản xuất dần hồi phục trở lại. Trong bối cảnh đó,
để thúc đẩy làn sóng đầu tư vào Việt Nam, nhiều dự án trọng điểm quốc gia liên
tục được khởi công. Đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng lớn, kéo theo đó là sự
phát triển của cơ sở hạ tầng vệ tinh xung quanh các dự án trọng điểm tại các
thành phố lớn. Đây thực sự là thời cơ để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu
thuộc nhóm ngành vật liệu xây dựng.
Bài viết này trình bày về các yếu tố tác động và cơ cấu chi phí đầu vào của ngành Xi Măng (nhóm ngành VLXD) nhằm giúp NĐT có cái nhìn rõ nét hơn, hỗ trợ cho việc phân tích các doanh nghiệp ngành xi măng.
Bài viết này trình bày về các yếu tố tác động và cơ cấu chi phí đầu vào của ngành Xi Măng (nhóm ngành VLXD) nhằm giúp NĐT có cái nhìn rõ nét hơn, hỗ trợ cho việc phân tích các doanh nghiệp ngành xi măng.
Nhu cầu tiêu thụ xi măng trong 5
năm gần đây liên tục tăng cao, thậm chí trong giai đoạn kinh tế đình trệ, thị
trường BĐS đóng băng, doanh số của các doanh nghiệp xi măng vẫn duy trì mức
tăng trưởng ổn. Tuy nhiên, từ giai đoạn 2011-2014 mặc dù doanh số liên tục tăng
nhưng lợi nhuận của các công ty trong ngành lại ở mức tương đối thấp. Trong đó,
yếu tố tác động chủ yếu, ăn mòn lợi nhuận của ngành là chi phí đầu vào của
ngành luôn ở mức cao. Do đó, việc đào sâu phân tích các yếu tố cấu thành và tác
động đến giá vốn đầu vào của ngành xi măng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét
hơn, từ đó có thể phân tích được triển vọng về lợi nhuận của ngành xi măng
trong các năm tới.
Những yếu tố chính đóng góp vào giá thành của xi măng:
1/ Chi phí năng lượng – điện,
xăng dầu: chiếm khoảng 30%
2/ Chi phí nguyên vật liệu thô:
chủ yếu là đá vôi, chiếm từ 30-40%
3/ Chi phí vận chuyển: khoảng 10%
Năng lượng – điện, xăng dầu: ngành xi măng phụ thuộc vào năng lượng.
Chi phí điện, nước, xăng dầu chiếm khoảng 30% giá vốn sản xuất xi măng. Do đó,
giá điện và xăng dầu tác động mạnh đến chi phí hoạt động của các công ty xi
măng. Than đá cũng được sử dụng trong các lò nung.
Nguyên vật liệu thô: chiếm khoảng 30-40% chi phí đầu vào. Trong đó
thành phần chính là đá vôi, chiếm khoảng 70-75% và các nguyên vật liệu khác. Các
nhà máy xi măng thường được đặt cạnh mỏ đá vôi khó vận chuyển trên đoạn đường
dài.
Chi phí vận chuyển: vì các nhà máy xi măng thường đặt cạnh các mỏ
đá vôi nên việc vận chuyển đến thị trường tiêu thụ cũng tốn một khoảng chi phí
đáng kể, chiếm hơn 10% chi phí của giá thành xi măng.
Các chi phí khác: như chi phí bán
hàng, nhân công, quản lí,... chiếm từ 15 – 20% giá thành xi măng.
Nhu cầu tiêu thụ ngành xi măng phụ thuộc chủ yếu vào các phân khúc thị
trường sau:
1/ Nhà ở: chiếm khoảng 60-65%
2/ Cơ sở hạ tầng: 20-25%
3/ Xây dựng thương mại: 10-15%
Nhà ở: là phân khúc chính trong việc tiêu thụ xi măng nội địa: thường
đóng góp khoảng 60-65%.
Cơ sở hạ tầng: thường chiếm từ 20 đến 25% nhu cầu tiêu thụ xi
măng.Có thể tăng cao và thể hiện rõ nét ở những nền kinh tế mới nổi. Chính phủ
đầu tư mạnh vào các dự án cơ sở hạ tầng.
Xây dựng thương mại: Cao ốc, văn phòng cho thuê, bệnh viện, trường
học chiếm khoảng 10-15%.
Công nghiệp: chiếm tỷ trọng thấp nhất từ 5-10%.
Bên cạnh đó, cần chú ý cơ cấu tài
sản của các công ty ngành xi măng có tỷ lệ nợ vay khá cao. Và các công ty lớn
trong ngành thường bị tác động bởi sự biến động của đồng Euro khá lớn. Do đó,
biến động tỷ giá hoái đối có thể dẫn đến các khoản lãi (lỗ) tỷ đáng kể trong hoạt
động của các công ty xi măng.