27/7/15

Thị trường định giá BCC hời đến mức nào?

Trong lúc thị trường hạ nhiệt một chút, e tranh thủ phím cho ace 1 con hàng cơ bản cực tốt đang được thị truờng ra giá một cách rẻ mạt. Em đã theo dõi và dành nhiều thời gian ngâm cứu về e nó. Dành thời gian nghiêm túc đọc bài phân tích dưới đây ace sẽ tìm thấy được 1 cơ hội đầu tư tuyệt vời nếu là một nhà đầu tư giá trị. Muốn tìm kiếm một cổ phiếu tốt với mức giá hời. Bài phân tích dưới đây là phần một trong chuỗi bài phân tích e BCC, Phần 2 sẽ tập trung phân tích cơ bản và vấn đề tỷ giá tác động như thế nào đến e nó. Điều kiện đơn giản để ăn lồi mồm e nó là kiên nhẫn nắm giữ về dài hạn. 


      Theo những nghiên cứu từ sự phục hồi của nền kinh tế đã chỉ ra rằng ngành VLXD là một trong những ngành phục hồi ấn tượng nhất. Trong đó, ngành xi măng Việt Nam cũng được hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế. Mặc dù giai đoạn 2010-2014, thị trường BĐS có dấu hiệu đóng băng nhưng các doanh nghiệp trong ngành xi măng vẫn duy trì sự tăng trưởng ổn định và bắt đầu có sự phục hồi ấn tượng về lợi nhuận. Giá dầu liên tục giảm và duy trì ở mức thấp đã giúp các DN xi măng giảm đáng kể chi phí NVL đầu vào và chi phí vận chuyển, chiếm một phần không nhỏ trong giá vốn của ngành xi măng. Năm 2015 cũng là năm bản lề của nền kinh tế Việt Nam, với việc ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do như các FTA, TPP, cộng đồng AEC, cơ sở hạ tầng được chính phủ quan tâm đầu tư. Nhiều dự án lớn được triển khai, giúp gia tăng nhu cầu và triển vọng cho ngành VLXD nói chung và ngành xi măng nói riêng trong giai đoạn sắp tới.
      Để đón đầu xu thế đó, tôi đã tập trung nghiên cứu ngành xi măng và cố gắng tìm ra cơ hội đầu tư tốt nhất. Cơ hội đó đến từ BCC – CTCP Xi Măng Bỉm Sơn, một cp đang được thị trường định giá quá rẻ, thực sự là cơ hội đầu tư tuyệt vời về dài hạn và cả trong ngắn hạn.
I/ Phân tích cơ bản
     Trong bài phân tích này, tôi sẽ phân tích các khía cạnh về triển vọng doanh thu lợi nhuận, các tỷ số về giá trị thị trường và các tỷ số tài chính của 4 doanh nghiệp xi măng do tôi chọn lọc là: HT1 (xi măng Hà Tiên 1), BCC (Xi măng Bỉm Sơn), BTS (Xi măng Bút Sơn), HOM (Xi măng Hoàng Mai). Bốn cổ phiếu trên được tôi chọn lọc kỹ càng dựa vào nhiều yếu tố, về quy mô doanh thu, số lượng cổ phiếu không quá cô đặc (trên 40 triệu), tính thanh khoản (không quá thấp), và cũng là 4 cái tên khá quen thuộc trên thị trường. Trong đó, có 2 doanh nghiệp có quy mô doanh thu lớn và được tôi dùng so sánh chủ yếu trong bài phân tích này sẽ là HT1 và BCC, với doanh thu vượt trội so với 2 DN còn lại.

Nhìn vào bảng 1.1: so sánh 1 chút quy mô về doanh thu của 4 doanh nghiệp trên. Trong đó, HT1 dẫn đầu về quy mô doanh thu với doanh thu 2014 đạt 6.758 tỷ đồng và theo sau là BCC với gần 4.334 tỷ đồng. Về tốc độ tăng trưởng doanh thu, HT1 và BCC cũng thể hiện tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức lần lượt là 9,7% và 9,8% bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2010-2014. BTS có tốc độ tăng trưởng ấn tượng hơn với 19,3%. Và cuối cùng là HOM với 6,8%.

 HT1
 BCC
 BTS
 HOM
 Doanh số (triệu đồng)
     6.758.087
   4.333.945
     2.930.279
   1.745.708
 Lợi nhuận ròng (triệu đồng)
        304.929
      162.089
        121.785
        43.134
 Tốc độ tăng doanh số từ 2010-2014 (%)
            9,70
           9,80
          19,30
           6,80
 EPS 4 quý gần nhất (nghìn đ)
            1,752
         2,901
            2,433
          0,706
 EPS 2014




 EPS 20013
            0,013
        (0,226)
          (2,068)
          0,022
 EPS 2011
            0,047
          0,518
                -  
          1,835
 EPS 2019
            1,568
          2,071
            1,450
          2,112
  Bảng 1.1: Tốc độ tăng doanh sô và EPS của 4 doanh nghiệp giai đoạn 2009-2014

Vậy thị trường định giá các doanh nghiệp như thế nào với quy mô doanh thu như trên?

Hãy nhìn vào bảng 1.3: bảng này được tôi tính dựa trên tỷ số doanh thu trong bảng 1.1 và tỷ số vốn hóa thị trường (trong bảng 1.2) giữa các cặp công ty lần lượt là HT1/BCC (HT1 so với BCC), BCC/BTS (BCC so với BTS) và BTS/HOM (BTS so với HOM).

 HT1
 BCC
 BTS
 HOM
 Gía thị trường ngày 24/7
             22,7
            14,5
               9,5
             6,8
 Số lượng CP thường
  317.952.000
  95.661.397
  109.056.192
  72.000.000
 Tổng vốn hóa thị trường
           7.218
          1.387
           1.036
            490





 Giá trị sổ sách/1 CP
             12,9
            16,7
             11,4
            12,4
 Giá thị trường/Giá sổ sách
             1,77
            0,87
             0,84
            0,55
 Bảng 1.2: Tổng vốn hóa thị trường của 4 doanh nghiệp tính tới ngày 24/7


HT1/BCC
BCC/BTS
BTS/HOM
Tỷ số doanh thu
1,56
1,48
1,68
Tỷ số vốn hóa thị trường
5,20
1,34
2,12
 Bảng 1.3: Mối tương quan giữa tỷ số doanh thu và tỷ số vốn hóa thị trường

      Về tỷ số vốn hóa thị trường: chúng ta lấy giá thị trường cổ phiếu ngày 24/07 nhân với số lượng cổ phiếu đang lưu hành sẽ cho kết quả là tổng vốn hóa thị trường ngày 24/07. Và chia các tỷ số này với nhau cho ra các cặp tỷ số.
     Trước hết nhìn vào cặp BTS/HOM: ta thấy doanh thu của BTS gấp 1,68 lần của HOM è thị trường định giá BTS gấp 2,12 lần của HOM (vốn hóa thị trường của BTS là 1.036 tỷ gấp 2,12 lần so với HOM là 490 tỷ).
     Trong khi cặp BCC/BTS: doanh thu của BCC gấp 1,48 lần so với BTS nhưng thị trường chỉ định giá BCC gấp 1,34 lần so với BTS (vốn hóa 1.387 tỷ so với 1.036 tỷ).
     Ở khía cạnh hưng phấn quá độ: HT1 được thị trường định giá đến 7.218 tỷ gấp 5,2 lần so với tổng vốn hóa của BCC là 1.387 tỷ. Vậy điều gì đang xảy ra??? Phải chăng BCC đang được định giá quá thấp???
      Quả thực là như vậy khi nhìn vào giá trị sổ sách trên 1 cổ phần của các doanh nghiệp trên (bảng 1.2): giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần của HT1 là 12,9 và thị trường đang trả cho nó mức giá gấp 1,77 lần giá trị số sách (22,7). Trong khi, giá trị thị trường của BCC chỉ là 14,5 so với 16,7 trên giá trị sổ sách (tức BCC đang được bán rẻ ở mức 87% so với giá trị sổ sách).
Nhìn lại một chút về chỉ số EPS - thu nhập trên mỗi cổ phần của 4 doanh nghiệp trên từ giai đoạn 2009-2014: Rõ ràng, EPS của BCC đã được duy trì khá tốt. Vào năm đỉnh điểm của giai đoạn trước đó, tức năm 2009 EPS của BCC là 2.071đ cao hơn HT1 là 1.568đ và BTS với EPS=1.450đ. Đến năm 2013, có lẽ là năm ảm đạm của các doanh nghiệp ngành xi măng thì BCC chỉ bị lỗ nhẹ với EPS âm 226 đồng trên mỗi cp. Trong khi HT1 gần như hòa vốn và BTS ghi nhận khoản lỗ lớn với EPS âm đến 2.068đ trên mỗi cổ phiếu. Đến năm 2014, khi các doanh nghiệp ghi nhận sự phục hồi trở lại thì BCC lại quay lại mức EPS ấn tượng trước đó với ESP 4 quý gần nhất là 2.901đ/1 cổ phiếu, trong khi HT1 là 1.752đ và BTS là 2.433đ.

Vậy thị trường đã sai ở điểm nào khi đưa ra các mức giá như vậy giữa các DN?

Tôi sẽ đưa ra một sự so sánh mới theo hướng dường như hợp lý hơn: trong bảng 1.4 bên dưới. Tỷ số doanh thu vẫn như trong bảng 1.1 nhưng tỷ số về vốn hóa thị trường được tôi thay bằng tỷ số giữa các cặp giá thị trường của các mã chứng khoán ở trên.

HT1/BCC
BCC/BTS
BTS/HOM
Tỷ số doanh thu
1,56
1,48
1,68
Tỷ số về giá thị trường
1,57
1,53
1,40
 Bảng 1.4: Mối tương quan giữa tỷ số doanh thu và tỷ số giá thị trường

      Tỷ số giá thị trường của cặp HT1/BCC=1,57 được tính bằng cách lấy giá thị trường của HT1 tại thời điểm ngày 24/7 là 22,7 chia cho giá thị trường của BCC tại ngày 24/7 là 14,5. Tương tự với 2 cặp tỷ số còn lại. Nhìn trực quan có thể thấy, dường như có sự liên quan giữa tỷ số doanh thu giữa các cặp và tỷ số giá thị trường của các cặp. Thực vậy, doanh thu của HT1 gấp 1,56 lần của BCC thì tương ứng giá của HT1 hiện nay là 22,7 gấp 1,57 lần mức giá của BCC hiện nay là 14,5. Tương tự, doanh thu của BCC gấp 1,48 lần doanh thu của BTS và giá hiện tại của BCC là 14,5 gấp 1,53 lần so với mức giá thị trường của BTS là 9,5. Còn doanh thu của BTS gấp 1,68 lần của HOM thì giá thị trường của nó cũng xấp xỉ bằng 1,4 lần của HOM.
      Rõ ràng, dường như là có sự định giá khá cảm tính của thị trường về các mã cổ phiếu mà quên để ý đến số lượng của phiếu đang lưu hành của mỗi doanh nghiệp đó. Vô hình chung, với 317.952.000 cổ phiếu đang lưu hành với mức giá 22,7 vào ngày 24/7, thị trường đã định giá tổng giá trị vốn hóa của HT1 là 7.218 tỷ đồng gấp 5,2 lần so với tổng vốn hóa thị trường của BCC là 1.387 tỷ đồng (95.661.397 cổ phiếu đang lưu hành với mức giá 14,5).
      Qua những phân tích ở trên có thể thấy, BCC đang được đinh giá khá thấp so với HT1, trong khi doanh thu của HT1 là 6.758 tỷ đồng gấp 1,56 lần của BCC lại được định giá tổng giá trị vốn hóa gấp 5,2 lần. Đây đều là 2 doanh nghiệp với quy mô doanh thu khá lớn, trong khi HT1 thị trường chủ yếu ở phía nam còn BCC thì thị trường lại nằm ở phía bắc. Hơn nữa, BCC đang được thị trường định giá thấp hơn cả giá trị sổ sách (14,5 so với giá sổ sách là 16,7).
      Thêm chứng cứ là BCC đang được định giá khá rẻ: với mức giá 22,7 HT1 đang được định giá ở mức PE là 12,96 trong khi PE của BCC chỉ ở mức 5,0 với mức giá 14,5. Quá hấp dẫn với một doanh nghiệp có quy mô doanh thu đến 4.334 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng khá ổn định ở mức 9,8% ngang ngửa với HT1.

Cuối cùng, so sánh các công ty trên về các tỷ số tài chính:
      Bảng 1.5 cho thấy cơ cấu nguồn vốn của các công ty ngành xi măng khá tương đồng với nhau. Nợ chiếm 67% tổng tài sản của HT1, và chiếm gần 70% trong cơ cấu tài sản của BCC. Về tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh thì BCC cũng khá tương đồng với HT1. Trong khi tỷ số thanh toán hiện hành của HT1 là 0,49 (tính tới thời điểm BCTC quý II/2015) thì của BCC là 0,46 (tính đến BCTC quý I/2015). Còn tỷ số thanh toán nhanh thì bằng nhau giữa HT1 và BCC là 0,23. Hơn nữa, về khả năng chi trả lãi vay thì dường như BCC lại trội hơn HT1 khi khả năng chi trả lãi vay của BCC là 3,82 lần trong khi của HT1 chỉ có 2,73 lần. Như đã biết, cơ cấu đặc thù của các doanh nghiệp ngành xi măng thì tỷ lệ đòn bẩy nợ khá cao. Do đó, tỷ số khả năng chi trả lãi vay cũng cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe doanh nghiệp.

 HT1
 BCC
 BTS
 HOM
 Các tỷ số tài chính
 (tính đến ngày 31/3/2015)




 Nợ (Tỷ đồng)
           8.364
          3.766
           3.181
          1.104
 VCSH
           4.085
          1.597
           1.229
            896
 Tổng TS
          12.449
          5.363
           4.410
          2.000
 Nợ/Tổng TS
             0,67
            0,70
             0,72
            0,55
 Nợ/VCSH
             2,05
            2,36
             2,59
            1,23
 Tỷ số thanh toán hiện hành
             0,49
            0,46
             0,39
            0,80
 Tỷ số thanh toán nhanh
             0,23
            0,23
             0,18
            0,40
 Khả năng chi trả lãi vay
             2,73
            3,82
             4,37
            1,89
  Bảng 1.5: Các tỷ số tài chính

Vậy còn lý do nào khác để tôi chọn BCC?

      Thứ nhất, về cơ bản các doanh nghiệp ngành xi măng liên tục tăng trưởng ổn định về doanh thu trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, việc thị trường BĐS đóng băng thời gian dài, khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh về giá thành sản phẩm đã ăn mòn lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành này. Và điều tôi kỳ vọng nhất chính là khi thị trường BĐS phục hồi sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành. Tương ứng với đó, nếu chi phí giá vốn đầu vào của các doanh nghiệp được cắt giảm sẽ tạo ra một triển vọng lợi nhuận khá khả quan trong năm 2015. Cuối năm 2014 và đầu năm 2015, giá dầu liên tục giảm giúp chi phí vận chuyển và chi phí nhiên liệu đầu vào (chiếm tỷ lệ đáng kể trong giá thành) của ngành xi măng được cắt giảm đáng kể. Cụ thể, tính đến quý II/2015, theo báo cáo kết quả kinh doanh của HT1 thì doanh thu QII/2015 tăng trưởng 19,4% so với cùng kỳ trong khi giá vốn chỉ tăng tương ứng 13,1% (tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng của giá vốn chứng tỏ chi phí giá vốn đầu vào có sự cải thiện). Tương tự, doanh thu và lợi nhuận của HOM trong 6 tháng đầu năm 2015 cũng ghi nhận mực tăng trưởng so với cùng kỳ. Mặc dù, còn một điểm tối là giá điện đã tăng đầu năm 2015 nhưng đã phản ánh phần nào vào giá thị trường của các cổ phiếu ngành xi măng khi BCC, HOM và BTS đã liên tục giảm giá từ đầu năm.
      Thứ hai, BCC là doanh nghiệp với quy mô doanh thu khá lớn tại thị trường phía Bắc. Trong khi HT1 là doanh nghiệp lớn tại thị trường phía Nam được định giá gấp 5,2 lần so với BCC. Mặc dù,quy mô về doanh thu chỉ gấp 1,56 lần còn các tỷ số tài chính và tốc độ tăng trưởng doanh thu hầu như là ngang nhau giữa HT1 và BCC. Với việc các doanh nghiệp xi măng đều ghi nhận những kết quả hoạt động kinh doanh tích cực sau 6 tháng đầu năm 2015 thì với một doanh nghiệp có quy mô doanh thu lớn cùng tốc độ tăng trưởng ổn định như BCC cũng được kỳ vọng sẽ ghi nhận một khoản lợi nhuận đáng kể.
II/ Phân tích kỹ thuật
       Nhìn vào đồ thị 2.1 có thể thấy giá của BCC đã giảm liên tục từ đầu năm 2015. Tuy nhiên, đà giảm giá bắt đầu chững lại ở vùng giá 14, BCC đang được hỗ trợ khá tốt tại vùng giá này. Đây là ngưỡng hỗ trợ dài hạn khá vững chắc của BCC. Thanh khoản cũng có dấu hiệu kiệt dần. Hơn nữa, đừng quên BCC đang được định giá thấp hơn giá trị sổ sách của nó chỉ ở mức chiết khấu 87%.

                                          Click vào hình để xem rõ hơn
Khuyến nghị: Mua BCC ở mức giá 14.5
**Nắm giữ trung hạn BCC với mức giá mục tiêu từ 6 tháng đến 1 năm: là 20 (TSSL=38%).
**Mục tiêu ngắn hạn <3 tháng: là 17 (gần bằng giá trị sổ sách là 16,7 với TSSL=17%).