Sau vấn đề tỷ giá khiến thị trường chao đảo thời gian qua, thì lãi suất là một trong những vấn đề đáng được lưu tâm trong thời gian tới. Nếu lãi suất huy động (LS) tăng thì đó là tin xấu đối với TTCK vì suất chiết khấu tăng, ngược lại nếu LS giảm thì đó là tin vui đối với hầu hết nhà đầu tư. Trong bài viết này tôi không tập trung nhiều vào những tác động cụ thể của lãi suất đối với thị trường, mà đưa ra các góc nhìn đa chiều để ace có thể nhận diện và kỳ vọng vào vấn đề lãi suất sắp tới? Còn thực tế biến động như thế nào thì tùy vào từng tình huống mà chủ động ứng phó.
Theo lẽ thường, sau khi tỷ giá biến
động mạnh, cụ thể là NHNN đã phá giá VND sau động thái phá giá của TQ thì sức
ép lên lãi suất sẽ gia tăng, theo hướng kỳ vọng LS sẽ tăng để giảm áp lực rút vốn
của nước ngoài. Giải thích sơ qua thì thế này: tỷ giá VND tăng khiến cho dòng vốn
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bị thiệt hại tỷ giá khi ghi nhận lợi nhuận theo
USD, do đó gây sức ép lên lãi suất VND. Lãi suất tăng thì giúp gia tăng chênh lệch
lãi suất giữa VND và USD bù lại phần nào thiệt hại tỷ giá cho NDT nước ngoài.
Lúc này sức ép về rút vốn của NDT nước ngoài sẽ giảm. Tuy nhiên, chính sách lãi
suất này hoàn toàn là một chính sách thụ động. Rõ ràng, động thái phá giá VND của
NHNN là thụ động sau động thái phá giá đồng Yên của TQ.
Một góc nhìn khác: Khi xét về vấn
đề lãi suất tôi nghĩ nên có góc nhìn đa chiều về tổng thể nền kinh tế hơn là chỉ
chăm chăm vào sức ép từ tỷ giá. Giả sử nếu NHNN gia tăng LS thì sẽ tác động như
thế nào đến tổng thể nền kinh tế?
Thứ nhất, nếu nhìn vào triển vọng
kinh tế trong vài năm tới thì hầu như vấn đề kinh tế TQ giảm nhiệt đang thu hút
sự quan khá lớn của toàn thế giới, trong đó tác động tới Việt Nam không hề nhỏ.
Như vậy, từ triển vọng kinh tế không mấy khả quan như vậy, thì để trụ được
trong cuộc chơi dài hạn giải pháp tăng LS bây giờ dường như không hợp lý cho lắm.
Kinh tế Việt Nam đang mới bước đầu phục hồi trở lại, do đó chúng ta có thể
tranh thủ ngay lúc này để tiếp tục có những biện pháp nới lỏng nhằm kích thích
tăng trưởng kinh tế, dự phòng trường hợp xấu từ tình huống kinh tế TQ di xuống
trong những năm tới. Như vậy, thay vì tăng LS thì dường như việc giảm LS lại
phù hợp hơn.
Thứ hai, Việt Nam chúng ta đang có gì? Bước
vào năm 2015, chúng ta có mức lạm phát năm 2014 ở mức rất thấp 1.84%. Như vậy,
chúng ta đang có dư địa lạm phát khá tốt để tiếp tục kích thích tăng trưởng
kinh tế và GDP với việc chấp nhận mức lạm
phát cao hơn (do đó có thể thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ là hạ mặt bằng
LS). Hơn nữa, vấn đề nợ xấu chỉ mới bước đầu có tiến triển khả quan khi nền
kinh tế dần hồi phục. Vậy nếu tăng LS một cách thụ động theo tỷ giá, vô tình
khiến chi phí vốn của các ngành kinh tế gia tăng, kinh tế có thể tăng trưởng chậm
lại, nợ xấu khó có thể được cải thiện. Hơn nữa, các chỉ số như tỷ lệ nợ
công/GDP và Bội chi/GDP có thể sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu. Có thể thấy
rằng, nếu NHNN lựa chọn chính sách tăng LS thời gian tới thì sẽ tác động tiêu cực
đến nhiều mặt của nền kinh tế. Vậy trước sức ép gia tăng lãi suất từ tỷ giá,
NHNN còn có công cụ nào khác để giảm sức ép do tỷ giá gây ra?
Thứ ba, hãy nhìn một chút qua thị
trường mở: trong 3 ngày gần đây, NHNN liên tục bơm ròng 100-200 triệu USD mỗi
ngày vào thị trường, giúp hạ nhiệt tỷ giá VND/USD.
Rõ ràng, NHNN có một công cụ để ổn
định tỷ giá là bơm USD ra thị trường mở thay vì tăng LS một cách thụ động. Vì
việc tăng lãi suất sẽ tác động tiêu cực đến nhiều mặt của nền kinh tế.
Lời kết: Mặc dù sức ép tăng LS sau động thái phá giá VND đang tiềm
tàng nhưng tác động của việc gia tăng LS là khá tiêu cực và thụ động. Thay vào
đó NHNN còn có công cụ trong tay là dùng quỹ dự trữ ngoại hối để hạ nhiệt tỷ
giá. Do đó, theo quan điểm cá nhân, tôi nhận định khả năng tăng LS trong thời
gian tới không cao. Thậm chí, trong trường hợp ngược lại, chính sách giảm LS
hoàn toàn có thể được lựa chọn để tiếp tục kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo
tình huống chủ động trước triển vọng kinh tế ảm đạm trong vài năm tới.