Tranh thủ những thời điểm thị trường như thế này, ace nào có thời gian và còn tâm trạng có thể đọc bài phân tích của e dưới đây để có góc nhìn cụ thể hơn về sức tàn phá của cuộc chiến tiền tệ lúc này đến triển vọng vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới, và tác động tới TTCK về trung và dài hạn. Bài viết dựa trên quan điểm chủ quan vào bối cảnh hiện nay và dựa trên một kịch bản “lịch sử lặp lại – từ Việt Nam nhìn ra Trung Quốc”
Đầu giờ sáng hôm qua
tôi có đăng bài viết nhận định về tác động tiêu cực của việc Trung Quốc phá giá
đồng NDT. Và dự đoán thị trường về khoản 590 trong nay mai (Có lẽ tôi nên điều
chỉnh thêm về mốc tiêu cực hơn ^ ^).
http://f319.com/threads/binh-moi-ruou-cu-thi-truong-sap-noi-song-sao-qua-ta-tu-trung-quoc.645755/
Đâu đó vẫn có những pic hô hào tác động của sự
việc này là nhỏ. Đến thời điểm này thì tất cả đã biết nó “nhỏ như thế nào”. Sau
đây là bức tranh màu xám về dài hạn.
Từ Việt Nam
Hình 1: Biến động tỷ giá VND/USD giai đoạn 2006-2015
Bên trên là biểu đồ cặp
tỷ giá VND/USD từ 2006 đến 2015. Điều
đáng lưu ý trong biểu đồ trên là đường dốc đứng của tỷ giá từ năm 2008-2011. Thời
điểm tỷ giá bắt đầu tăng mạnh là vào năm 2008? Lúc đó, chúng ta có gì??? Từ
2008, chúng ta vừa mới trải qua đợt vỡ bong bóng trên thị trường chứng khoán
năm 2007. Để chống lại sự đình trệ của nền kinh tế vào lúc đó, Chính phủ đã thực
hiện giải pháp phá giá VND để đẩy hàng ra bên ngoài. Hệ quả là vòng xoáy tỷ giá
đã liên tục bị đẩy cao trong giai đoạn 2008-2011. Chính sách này phần nào có hiệu
quả khi đến giai đoạn sau đó từ 2012-2014 tỷ giá bắt đầu ổn định, cán cân
thương mại được cải thiện và bắt đầu xuất siêu nên chính phủ có lựa chọn chủ động
hơn là neo chặt tỷ giá vào USD với một biên độ cam kết. Nhưng việc phá giá của
chính phủ trong giai đoạn 2008-2011 đã dẫn đến một tác động tiêu cực là nợ công
và nợ nước ngoài liên tục tăng cao. Có thể thấy vụ vỡ nợ của Vinashin vào thời
điểm đó là 1 ví dụ cho thấy sức tàn phá của tỷ giá đến những doanh nghiệp có dư
nợ nước ngoài cao. Ngược lại, giai đoạn 2012-2014 việc neo chặt tỷ giá giúp
tình trạng được cải thiện, đặc biệt đồng EUR và JPY liên tục rớt giá cũng giúp
các DN có dư nợ EUR và JPY được hưởng lợi.
Nhìn
ra Trung Quốc
Thời điểm này Trung Quốc
có gì? Trung Quốc có cái mà chúng ta từng có, bong bóng chứng khoán và bất động
sản. Họ vừa trải qua giai đoạn sụt giảm mạnh nhất trong lịch sử TTCK. Và trong
bối cảnh đó, dường như họ đang đi theo con đường mà chúng ta đã từng đi. Đó là
phá giá đồng NDT để đẩy hàng ra bên ngoài, cố gắng duy trì sự tăng trưởng của nền
kinh tế và hạn chế tác động tiêu cực trên thị trường CK và BDS. Bây giờ, hãy
giành vài giây tập trung tưởng tượng bối cảnh nếu TQ cũng phá giá đồng NDT như
Việt Nam đã từng làm trong giai đoạn 2008-2011 thì hậu quả và sức tàn phá sẽ
như thế nào?
Có vài quan điểm cho rằng
vì giai đoạn vừa rồi nhiều nước ĐNA đã phá giá đồng nội tệ khá sâu nên Việt Nam
dường như vẫn còn biên độ để phá giá và cố gắng chạy đua trong cuộc chiến tiền
tệ lần này. Nhưng vấn đề dường như không đơn giản như vậy. Với tình trạng nợ
công gần như chạm ngưỡng và nợ ngắn hạn nước ngoài đang gia tăng. Thì lựa chọn
của Việt Nam không nhiều và động thái nới lỏng biên độ tỷ giá thời gian vừa qua
hoàn toàn là biện pháp thụ động. Và đừng quên VN đã từng phá giá đồng nội tệ quá
nhiều trong giai đoạn 2008-2011.
Thứ hai là vấn đề tác động
trực tiếp lên nền kinh tế. Hầu hết, các quan điểm gần đây nhấn mạnh vào góc
nhìn cục bộ. Bài viết trước của tôi cũng nhấn mạnh vào quan điểm cục bộ như vậy.
Đó là vấn đề xuất nhập siêu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là tác động trực
diện. Với kim ngạch nhập khẩu khá lớn vào Việt Nam, việc TQ phá giá với tốc độ
nhanh hơn chúng ta sẽ khiến hàng hóa TQ rẻ hơn, và khiến cho cán cân ngoại
thương giữa Việt Nam – TQ ngày càng bất lợi, theo hướng nhập siêu từ TQ nhiều
hơn. Sẽ khiến các DN sản xuất trong nước gặp khó khăn. Nhìn xa hơn 1 chút, đó
là tác động gián tiếp trên toàn cầu. Chủ trương của Trung Quốc là đẩy hàng ra
bên ngoài để duy trì tốc độ phát triển của nền kinh tế. Với tốc độ phá giá như
vậy, hàng Trung Quốc sẽ được đẩy ra bên ngoài nhiều hơn, vô tình bóp nghẹt thị
trường xuất khẩu của các nước khác.
Thứ ba là vấn đề niềm
tin. Cam kết giữ ổn định tỷ giá của NHNN sẽ giúp dòng tiền đầu tư ngắn hạn từ
nước ngoài an tâm hơn. Nhưng với việc bị buộc vào tình thế phải nới lỏng biên độ
dao động của tỷ giá đang khiến niềm tin đó bị lung lay. NDT nước ngoài sẽ đánh
giá lại rủi ro tỷ giá tiềm tàng khi rót vồn vào Việt Nam. Đặc biệt, khi mà
Trung Quốc liên tục phá giá đồng NDT khá mạnh. Liệu Việt Nam có thể chạy theo
bao nhiêu? Nếu chạy theo cuộc đua tỷ giá thì tác động sẽ như thế nào? Chắc chắn
là sẽ rất tệ. Sức ép đầu cơ vào tỷ giá chắc chắn sẽ gia tăng, tạo thành vòng
xoáy trôn ốc buộc tỷ giá phải phá nhiều hơn nữa. Giả sử để đáp lại việc TQ phá
giá 3,5% Việt Nam sẽ phá giá thêm khoảng 2%. Vậy tính từ đầu năm thì tỷ giá sẽ
bị tăng 4%. Lúc đó, liệu bạn có còn niềm tin vào tỷ giá VND sẽ ổn định trước sức
ép phá giá từ TQ.
Kết
lại,
cuộc chiến tiền tệ được TQ khơi màu lần này đang tác động nghiêm trọng đến các
quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp, đặc biệt khi chúng ta là láng giềng cuảTQ
thì tác động này đang hiện hữu rõ ràng hơn. Bức tranh màu xám đang dần hiện ra.
Tôi không có khả năng dự đoán được các quyết sách tiếp theo của chính phủ nên trong
bối cảnh này tôi chỉ có thể phân tích được đến như vậy. Cũng mong, tình hình sẽ
biến động theo chiều hướng tốt hơn cho nền kinh tế.