Các mẫu hình củng cố xu hướng thường mất ít thời gian để
hình thành hơn các mẫu hình đảo chiều xu hướng.
Các mẫu hình củng cố xu hướng thường gặp là mẫu hình dạng
tam giác, cờ hiệu và cơ đuôi nheo, mẫu hình cái nêm và mẫu hình dạng chữ nhật.
1/ Mẫu hình dạng tam
giác:
+ Mẫu hình dạng tam giác có 3 loại: tam giác đều, tam giác
hướng lên và tam giác hướng xuống.
+ Các mẫu hình tam giác được xếp vào loại mẫu hình trung
gian: thường kéo dài từ 1 tháng đến 3 tháng.
Mẫu hình tam giác đều:
là mẫu hình củng cố xu hướng xuất hiện trong cả 2 thị trường tăng hoặc giảm
giá. Nếu xuất hiện trong xu hướng lên thì khi mẫu hình hoàn tất, xu hướng lên sẽ
tiếp tục phục hồi. Ngược lại, nếu xu hướng trước đó là đi xuống thì tam giác đều
sẽ có hàm ý thị trường đầu cơ giá xuống sẽ tiếp tục. Hình 1.1
Cách vễ một mẫu hình tam giác: Để hình thành một mẫu hình
tam giác ta cần 4 điểm đảo ngược (2 đỉnh 1 và 3 và 2 đáy 2 và 4, vì cần ít nhất
là 2 điểm để vẽ 1 đường xu hướng). Hai đường này sẽ hội tụ tại đỉnh của tam
giác.
Giới hạn thời gian của 1 mẫu hình tam giác là tại đỉnh. Giá
phải phá vỡ vượt ra ngoài cạnh của hình tam giác từ khoảng 2/3 đến 3/4 chiều rộng
nằm ngang của tam giác thì mẫu hình mới có hiệu lực. Nếu giá vẫn nằm trong lòng
tam giác trên điểm 3/4 thì tam giác bắt đầu mất hiệu lực, khi đó giá có thể tiếp
tục dạt theo hướng nằm ngang vượt quá đỉnh của tam giác.
Ví dụ: độ rộng của tam giác (đo từ đáy đến đỉnh tam giác) là
27 ngày thì giá phải phá vỡ để hoàn tất mẫu hình trong khoảng thời gian từ ngày
18 đến ngày 20.
+ Khối lượng giao dịch sẽ giảm khi giá dịch chuyển hẹp trong
lòng tam giác và tăng lên một cách đáng ngạc nhiên tại nơi bứt phá đường xu hướng
để hoàn thành mẫu hình.
+ Cách đo lường mục tiêu giá tối thiểu: Đo chiều cao của đáy
tam giác (đoạn AB) và tịnh tiến đến điểm bị phá vỡ (điểm C).
Hình 1.1: Mẫu hình tam giác đều - củng cố thị trường giá lên
Lưu ý: bấm vào hình để xem toàn màn hình và rõ hơn
Mẫu hình tam giác hướng
lên: hình thành trong thị trường giá lên. Mẫu hình tam giác hướng lên có đường
phía trên nằm ngang và đường phía dưới dốc lên. Xu hướng cũ sẽ tiếp tục khi giá
phá vỡ vượt lên khỏi đường xu hướng phía trên (đường này ban đầu là ngưỡng
kháng cự nhưng sẽ trở thành mức hỗ trợ khi nó bị phá vỡ). Hình 1.2
+ Khối lượng giao dịch thấp trong vùng tam giác và tăng đột
biến tại điểm phá vỡ. Sau khi phá vỡ giá có xu hướng giảm lại về mức chống đỡ
là hoàn toàn bình thường nhưng với khối lượng giảm.
Hình 1.2: Mẫu hình tam giác hướng lên - củng cố xu hướng lên
Mẫu hình tam giác hướng
xuống: hình thành trong thị trường giá xuống. Mẫu hình này có đường phía
trên dốc xuống và đường phía dưới nằm ngang (ban đầu đóng vai trò là mức hỗ trợ).
Xu hướng xuống sẽ tiếp tục khi giá phá vỡ đường phía dưới để hoàn tất mẫu hình.
Hình 1.3
+ Thời gian và khối lượng thì tương tự như mẫu hình tam giác
hướng lên.
Hình 1.3: Mẫu hình tam giác hướng xuống - củng cố xu hướng xuống
2/ Mẫu hình cờ hiệu
và mẫu hình cờ đuôi nheo:
+ Là 2 loại mẫu hình củng cố xu hướng đáng tin cậy nhất và
hiếm khi gây ra một sự đảo ngược xu hướng. Thường kéo dài từ 1 đến 3 tuần.
+ Trước chúng là một thị trường dịch chuyển gần như theo đường
thẳng hoặc rất dốc (gọi là cột cờ). Sau khi tăng vọt hoặc giảm mạnh thị trường
tạm dừng trong thời gian ngắn và có thể hình thành 2 mẫu hình này.
Mẫu hình cờ hiệu: giống
như một hình bình hành hoặc hình chữ nhật, tạo bởi 2 đường xu hướng song song dốc
ngược lại xu hướng trước đó. Trong xu hướng tăng thì cờ hiệu dốc nhẹ xuống và
trong xu hướng giảm cờ hiệu sẽ dốc ngược lên. Hình 2.1
+ Khối lượng giao dịch sẽ rất lớn trước khi hình thành, giảm
và thấp trong vùng cờ hiệu. Sau đó, tăng mạnh tại điểm phá vỡ để hoàn tất mẫu
hình. Xu hướng tăng hoặc giảm giá sẽ tiếp tục sau đó.
Hình 2.1: Mẫu hình cờ hiệu - củng cố xu hướng lên
Mẫu hình cờ đuôi
nheo: giống như một tam giác đều nhưng kéo dài không quá 3 tuần.
+ Khối lượng giao dịch tương đồng với mẫu hình cờ hiệu
+ Mẫu hình cờ hiệu và cờ đuôi nheo trong một xu hướng xuống
có thể cần ít thời gian hơn để hình thành. Từ 1 đến 2 tuần. Hình 2.2
Hình 2.2: Mẫu hình cờ đuôi nheo - củng cố xu hướng lên
3/ Dạng hình chữ
nhật:
Giá sẽ dịch chuyển ngang giữa hai đường nằm ngang song song
với nhau. Điểm kết thúc có tính quyết định vượt ra khỏi đường biên trên (xu hướng
lên) hoặc vượt ra khỏi đường bên dưới (xu hướng xuống). Sau đó xu hướng trước
đó sẽ tiếp tục.
+ Khối lượng: nếu khối lượng gia tăng khi xu hướng cũ phục hồi
và nhỏ lại khi thoái lùi thì mẫu hình này đáng tin cậy. Nhưng nếu khối lượng
giao dịch lớn hơn ở dưới thì đó có thể là 1 lời cảnh báo của sự đảo chiều. Hình 3.1
Hình 3.1: Dạng hình chữ nhật - củng cố xu hướng xuống
Phan Thị Bích Nguyệt
Lê Đạt Chí