11/4/17

TÀI CHÍNH HÀNH VI (PHẦN 7): KHUYNH HƯỚNG SỢ LỖ (không dám cắt lỗ)


Kết quả hình ảnh cho loss aversion
Bài viết này đề có cập đến loại khuynh hướng hành vi mà NĐT trên thị trường khó tránh khỏi khi phải đứng trước các tình huống nắm giữ danh mục hoặc cổ phiếu đang thua lỗ. Tâm lý không dám cắt lỗ (sợ hiện thực hóa khoản lỗ) khiến NĐT đưa ra các quyết định phi lý trí, gây hại và đi ngược hoàn toàn với mong muốn và lơi ích của NĐT là tối đa hóa hiệu quả danh mục. 

Ví dụ, do không dám cắt lỗ, NĐT vô tình nắm giữ các cổ phiếu mà DN của nó gặp vấn đề trầm trọng về mặt cơ bản (hoạt động kinh doanh/tài chính), những cổ phiếu này hoặc mất thời gian quá lâu để phục hồi, thậm chí không ít trường hợp hủy niêm yết, thâm chí là phá sản. Hoặc trường hợp khác, khi NĐT đứng trước quyết định phải bán bớt cổ phiếu trong bối cảnh lo ngại rủi ro thị trường hoặc để giữ tỷ lệ đảm bảo margin theo quy định lại ưu tiên bán các cổ phiếu đang tăng giá (thường là cổ phiếu tốt) và giữ lại các cổ phiếu đang thua lỗ.

Mô tả chung

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người ta thường cảm thấy động lực mạnh hơn để tránh những khoản thua lỗ hơn là đạt được lợi nhuận. Về mặt tâm lý, khả năng thua lỗ trung bình gấp đôi động lực so với một khoản lợi nhuận tương đương. Nghĩa là, người ta thường yêu cầu tối thiểu một mức lợi nhuận 2$ khi đặt 1$ vào rủi ro. Hiểu ngược lại có nghĩa là anh ta sợ rủi ro gấp đôi so với lợi nhuận đạt được.

Khuynh hướng sợ lỗ có thể ngăn một người khỏi việc loại bỏ (bán) những cổ phiếu không mang đến lợi nhuận, thậm chí khi họ thấy ít hoặc không có triển vọng để cổ phiếu đó phục hồi từ mức thua lỗ, kết quả họ thường mất một khoảng thời gian quá lâu để chờ đợi những sự phục hồi như vậy. Nó ngăn NĐT khỏi việc dứt khoát bán những cổ phiếu không còn triển vọng để sớm phân bổ lại vốn. Tương tự, tâm lý sợ thua lỗ có thể khiến NĐT sa lầy vào việc tránh rủi ro quá mức khi đánh giá tiềm năng của một cổ phiếu, bởi vì việc tránh né mất mát là ưu tiên cấp bách hơn so với tìm kiếm lợi nhuận. Khi cổ phiếu bắt đầu tăng và tạo ra lợi nhuận, những NĐT mắc khuynh hướng này có xu hướng chốt lời sớm, họ lo sợ rằng nếu không thì TT sẽ đảo ngược và phá tan lợi nhuận. Vấn đề ở đây là việc chốt lời sớm để bảo vệ lợi nhuận làm hạn chế tiềm năng tăng trưởng. Tóm lại, khuynh hướng sợ thua lỗ khiến NĐT nắm giữ những cổ phiếu đang thua lỗ và bán những cổ phiếu đang tăng giá, trong khi những cổ phiếu đang tăng giá thông thường là những cổ phiếu tốt và sẽ giúp hiệu quả danh mục được tối ưu.

Điều này có thể dễ dàng thấy được, khi thị trường bắt đầu rủi ro, hoặc khi phải đứng trước lựa chọn phải bán bớt cổ phiếu nào đó, NĐT thường có xu hướng bán những mã cổ phiếu đang có lời trước, và giữ lại những cổ phiếu đang thua lỗ với kỳ vọng những cổ phiếu đó sẽ phục hồi. Đến đây thì chúng ta đủ thấy rõ sự nguy hại của loại sai lầm này. Rõ ràng, những cồ phiếu tăng giá thông thường là những cổ phiếu tốt và có thể tiếp tục xu hướng tăng, trong khi những cổ phiếu đang giảm giá có thể đang gặp vấn đề về kinh doanh và có thể tiếp tục đi xuống, tình huống này chẳng khác nào một đội bóng cố gắng tồn tại bằng cách “bán những cầu thủ tốt để kiếm tiền nuôi những cầu thủ tồi”. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng rất nhiều cổ phiếu thua lỗ mà doanh nghiệp của nó không cho thấy triển vọng phục hồi, và việc tiếp tục nắm giữ cổ phiếu của những doanh nghiệp như vậy thực sự làm gia tăng rủi ro cho danh mục của NĐT.

Vô hình chung, khi tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang thua lỗ, thông thường NĐT đang làm gia tăng rủi ro trong danh mục của mình. Ngược lại, việc bán sớm những cổ phiếu đang chuyển biến tích cực, mà triển vọng về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp có thể tiếp tục tăng trưởng, đã làm giảm tiềm năng lợi nhuận mà NĐT có thể đạt được. Cả hai hành động này, rõ ràng là đi ngược với mục đích tối ưu hóa hiệu quả danh mục của NĐT.

Nguy hiểm hơn, một vài NĐT có quan niệm rằng, khi họ chưa bán những mã cổ phiếu đang thua lỗ, thì họ vẫn chưa thực sự lỗ, nó chỉ là “những khoản lỗ trên giấy”. Vâng, điều này đúng ở nghĩa nào đó! Tuy nhiên, thực tế không thể phủ nhận là bạn đã thua lỗ, vì lúc này đống giấy mà ban đang sở hữu đang có giá rẻ hơn lúc mà bạn đã mua nó. Và việc nắm giữ một cách mù quáng không đảm bảo rằng thua lỗ của bạn sẽ được bù đắp sau này. Tốt hơn hết, là nên hiện thực hóa khoản lỗ vì đến một lúc nào đó, nó sẽ không “nằm trên giấy” mãi mãi.  

Hướng dẫn cho nhà đầu tư

Sợ lỗ là một trong những khuynh hướng khó tránh khỏi trong các quyết định tài chính/đầu tư. Nó đối nghịch hoàn toàn với những gì NĐT muốn: làm gia tăng rủi ro trong khi lợi nhuận tiềm năng thấp hơn. NĐT nên chấp nhận rủi ro để gia tăng lợi nhuận thay vì chỉ theo đuổi việc giảm thiệt hại. Giữ những cổ phiếu đang lỗ và bán cổ phiếu đang lời sẽ tàn phá danh mục đầu tư. Bên dưới là 4 sai lầm phổi biến mà người mắc phải khuynh hướng sợ thua lỗ hay gặp phải:

1. Sợ mất mát sẽ khiến NĐT nắm giữ những cổ phiếu đang thua lỗ quá lâu. Nó trở thành nỗi phiền muộn khi NĐT nắm giữ các cổ phiếu thua lỗ với hi vọng là nó sẽ phục hồi lại mức cũ. Hành vi này gây ra hệ quả tiêu cực là làm giảm lợi nhuận và hiệu quả của danh mục.
2.  Sợ mất mát sẽ khiến NĐT bán non những cổ phiếu đang lời, vì lo sợ rằng lợi nhuận của họ sẽ bị mất nếu họ không bán. Hành vi này làm giới hạn tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận của danh mục, và có thể dẫn đến việc giao dịch quá nhiều, tác hại của việc giao dịch quá mức đã được chứng minh trong các chương trước.
3. Sợ thua lỗ khiến NĐT không nhận thức được rằng họ đang gây nhiều rủi ro hơn cho danh mục của mình, đơn giản là nếu NĐT chấp nhận bán cổ phiếu tồi và tái phân bổ vào một cổ phiếu tốt hơn, hoặc đơn giản là chuyển sang tiền mặt là đã có thể giảm thiểu rủi ro.
4. Sợ thua lỗ có thể khiến các NĐT nắm giữ các danh mục không cân bằng. Ví dụ, khi một doanh nghiệp đột ngột sụt giảm mạnh giá trị (gian lận sổ sách, báo cáo tài chính có vấn đề,...) việc sợ thua lỗ sẽ khiến NĐT không dứt khoát bán các cổ phiếu này và gây thiệt hại cho danh mục về lâu dài.

Lời khuyên cho NĐT

Get – Even – Itis: tự nhận thức rằng nắm giữ các cổ phiếu thua lỗ quá lâu sẽ gây nguy hại cho danh mục đầu tư. Một triệu chứng có thể nhận biết Get – Even – Itis là quyết định của NĐT trong một số trường hợp dường như phụ thuộc vào mức giá ban đầu mà họ mua cổ phiếu đó (thay vì đưa ra quyết định nắm giữ cổ phiếu hay không dựa trên quá trình định giá cổ phiếu, NĐT lại dựa trên chính mức giá ban đầu mà họ mua, rõ ràng là rất phi lý trí).
Một biện pháp khắc phục hiệu quả vấn đề này là đặt ra một ngưỡng cắt lỗ (cutloss).

Ví dụ: nguyên tắc là bạn sẽ bán 1 cổ phiếu ngay tức thì nếu nó sụt giảm 10%. Tuy nhiên, cần chú ý các mức cắt lỗ nên linh hoạt dựa theo mức độ biến động thông thường (mức độ dao động đặc trưng của từng cổ phiếu) hoặc tùy vào từng chiến lược khác nhau. Ở đây không có nghĩa là linh hoạt một cách vô kỷ luật mà nguyên tắc cắt lỗ sẽ được bạn xác định rõ ràng trước khi mua vào một cổ phiếu và đảm bảo tuân thủ tuyệt đối các mức cắt lỗ đã định sẵn đó. Ví dụ, nếu là lướt sóng theo theo tín hiệu PTKT, bạn nên đặt các ngưỡng cắt lỗ ở mức thấpm chẳng hạn tầm 5% hoặc lấy các đường MA ngắn hạn làm điểm cắt lỗ như MA5 hoặc MA20; đối với các khoảng đầu tư nắm giữ với tiềm năng lợi nhuân lớn hơn 20%, ngưỡng cắt lỗ có thể từ 7-10% đối với các cổ phiếu cơ bản tốt.

Thu tiền và chạy (khuynh hướng chốt non cổ phiếu): khuynh hướng sợ lỗ sẽ khiến NĐT chốt non cổ phiếu vì lo sợ rằng lợi nhuận của họ có thể bốc hơi nếu cổ phiếu đảo chiều. Hành vi này sẽ làm hạn chế tiềm năng tăng trưởng của danh mục đầu tư và có thể dẫn đến tình trạng trading quá mức. Tương tự như nguyên tắc cắt lỗ bên trên, chúng ta cũng nên xác định các nguyên tắc bán/chốt lời 1 cổ phiếu. Nguyên tắc bán/chốt lời nên dựa trên các yếu tố liên quan đến nền tảng cơ bản của doanh nghiệp và tốt nhất là dựa trên nguyên tắc định giá.

Điểm này rất đáng lưu ý, vì bản thân tôi đã trải nghiệm trên thị trường và nhận ra nguyên tắc định giá là nền tảng hàng đầu và là phương pháp tốt nhất của các mục tiêu giá đối với cổ phiếu, vì nó rõ ràng và mang tính khoa học. Đừng quên câu nói nổi tiếng của Warrant Buffet “Tôi mua một doanh nghiệp với giả định sở hữu nó vĩnh viễn”. Bên dưới là các ví dụ về nguyên tắc bán/chốt lời 1 cổ phiếu:
-           +     Bán khi cổ phiếu không còn đáp ứng các tiêu chí ban đầu (ví dụ, tôi mua cổ phiếu ABC vì mẫu hình XYZ, nếu mẫu hình fail thì bán, hoặc mua cổ phiếu ABC với kỳ vọng lợi nhuận quý tới đạt 200 tỷ, nếu chỉ đạt 150 tỷ thì bán).
-            +      Bán khi nền tảng cơ bản của DN bị suy yếu.
-        +    Bán khi thị trường chung có bất ổn, biến đông vĩ mô, chính trị gây rủi ro hệ thống đối với danh mục.
-           +      Bán khi cổ phiếu đạt hoặc vượt giá mục tiêu ban đầu.

Để rõ ràng hơn, tôi ví dụ về nguyên tắc chốt lời của các trường phái khác nhau về cổ phiếu HBC như sau:
-            +    Đối với những người lướt sóng, đầu cơ ngắn hạn, hoặc theo tín hiệu kỹ thuật, họ sẽ đặt các mục tiêu lợi nhuận là 20-25% sẽ chốt lời. Hoặc dùng nguyên tắc đo độ dài sóng trước, để xác định giá mục tiêu của HBC trong nhịp sóng tiếp theo.
-          +   Đối với trường phái trending theo xu hướng/ichimoku họ sẽ nắm giữ HBC cho đến khi nào xu hướng tăng của nó bị vi phạm và cho thấy dấu hiệu suy yếu rõ ràng dựa trên các tín hiệu giao cắt của công cụ này.
-              +   Đối với những NĐT giá trị, họ sẽ tiếp tục nắm giữ và dựa vào các dữ liêu, thông số tình hình hoạt động kinh doanh/tài chính của DN để định giá lại và xác định mức giá mục tiêu. Ví dụ, ban đầu NĐT định giá HBC tầm giá 35, nhưng BCTC mới nhất của DN cho thấy doanh thu và lợi nhuận của HBC tăng mạnh và triển vọng tăng trưởng tiếp tục duy trì tốt vài năm tới. Do đó, nếu chỉ chốt lời theo phương pháp cảm tính thông thường (ví dụ 20-25% là đủ rồi) thì khả năng sẽ hụt mất lợi nhuận tiềm tàng trong tương lai, ví dụ những người mua HBC giá 28 có thể bán nó ở vùng giá 34, sau đó đã bỏ lỡ tiềm năng tăng giá mạnh của cổ phiếu này từ 34 lên 56. Trong tình huống này, bằng phương pháp tái đinh giá dựa trên các thông số mới sẽ giúp NĐT đánh giá khách quan, khoa học về giá trị hợp lý của một cổ phiếu.

Qua ví dụ trên có thể thấy, phương pháp định giá dựa trên giá tri và nền tảng cơ bản của doanh nghiệp là một trong những cách thức khoa học và hiệu quả nhất để xác đinh giá mục tiêu/chốt lời của một cổ phiếu.

Sa lầy vào rủi ro quá mức: Khuynh hướng sợ mất mát có thể khiến NĐT nắm giữ một cổ phiếu thua lỗ trong khi DN của nó đang gặp phải những vấn đề trầm trọng về mặt hoạt động kinh doanh và tài chính. Sẽ hữu ích nếu nhà tư vấn giải thích cho khách hàng một cách tường tận về những rủi ro liên quan đến DN đó, mức đánh giá tín nhiệm, tỷ lệ mua/bán/nắm giữ,… Sau đó, hi vọng khách hàng sẽ đưa ra quyết đinh đúng để bảo toàn danh mục khỏi những rủi ro và những cổ phiếu kém chất lượng.

Danh mục mất cân đối: Khuynh hướng sợ thua lỗ có thể khiến NĐT nắm giữ một danh mục mất cân đối. Truyền đạt cho khách hàng tầm quan trọng của các nguyên tắc phân bổ tài sản và đa dạng hóa. Tuy nhiên, có thể phương pháp này sẽ không hiệu quả nếu khách hàng đang nắm giữ một danh mục cô đặc với nhiều cảm xúc đi kèm. Trong trường hợp này, hãy hỏi khách hàng câu hỏi hữu ích như sau: “Nếu anh/chị không sở hữu bất kỳ cổ phiếu KSA nào hôm nay, thì anh/chị còn muốn nắm giữ nó số lượng nhiều như lúc này hay không?”. Nếu câu trả lời là “Không”, thì lúc đó tập trung vào diễn giải các lợi ích của việc bán bớt cổ phiếu đang thua lỗ đó đi, ví dụ như hiện thực hóa khoản lỗ vì mục tiêu hoàn thuế (cái này có tác dụng ở Mỹ, còn cơ chế thuế TNCK ở VN đánh trên giá trị từng lần giao dịch nên không phân biệt lời/lỗ, do đó không có cơ chế hoàn thuế cho NĐT trong trường hợp thua lỗ).

VIET EURO 

Biên soạn từ “Behavioral Finance and Wealth Management”. Micheal M.Pompian.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét