Sau
khi gia nhập TPP, các mã cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp được hưởng lợi.
Xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư FDI trong nội khối TPP về Việt Nam để
tranh thủ lợi thế nguồn nhân công giá rẻ và xu hướng di dời nhà máy từ Trung Quốc
về Việt Nam để hưởng lợi những ưu đãi về thuế do TPP mang lại.
Đánh
giá đây là tác động mang tính dài hạn lên KBC và ITA, nên tôi nghĩ vùng giá này
khá thích hợp để tiếp tục nắm giữ về trung hạn. ITA sau khi break lên MA200 ở
giá 6.6, nếu tiếp tục duy trì trên vùng giá này và test hỗ trợ thành công tại mốc
6.6 có thể tiếp tục tăng lên giá 8. Nhưng bài viết này tôi sẽ tập trung phân
tích về mặt kỹ thuật cổ phiếu KBC, KBC trong các phiên vừa qua ở nhịp điều chỉnh
nhẹ và liệu cổ phiếu này có tiếp tục chạy như ITA ko?
Hình 1
đơn giản thể hiện đường trendline tăng giá dài hạn của KBC, trong đợt sụt giảm
mạnh trong tháng 9, KBC đã điều chỉnh về vùng hỗ trợ của trendline tăng giá dài
hạn và tích lũy quanh vùng 12.5-13. Sau tin TPP, KBC đã bật tăng lên vùng giá
14.4 và có dấu hiệu điều chỉnh nhẹ do áp lực chốt lời từ dòng tiền đầu cơ.
Click vào hình để xem rõ hơn
Quan
sát hình 2, có 3 điểm đáng chú ý:
Góc độ giá vốn đầu tư:
Điểm
thứ nhất là vào phiên ngày 20/8: khối lượng của KBC đã đạt mức đột biến với 17
triệu cổ phiếu quanh mức giá 12.7.
Điểm
thứ hai là trong tháng 9, vùng giá tích lũy của KBC suốt trong tháng 9 cũng dao
động trong vùng giá 12-13.3. Với trung tâm xoay quanh mức giá 12.7 của ngày
20/8.
Như
vậy, đứng ở góc độ giá vốn đầu tư, việc KBC tăng từ vùng giá tích lũy lên mốc
14.4. Tức là TSSL < 15%. Do đó, khả năng áp lực chốt lời những phiên vừa qua
đến từ dòng tiền đầu cơ với xu hướng vào nhanh ra nhanh. Nhưng ở góc độ đầu tư,
TSSL<15% sau tin TPP đối với những người mua và nắm giữ KBC thì chưa thực sự
hấp dẫn. Khối lượng 4 phiên gần đây cũng chưa cho thấy dấu hiệu phân phối, mà có thể chỉ là nhịp nghỉ ngắn hạn.
Góc độ PTKT:
Điểm
thứ 3 là trong 4 phiên gần nhất, KBC đã hình thành mẫu hình cờ đuôi nheo ngắn hạn
(củng cố xu hướng tăng). Thể hiện nhịp nghỉ của cổ phiếu này trước khi bứt phá
tiếp. Có 2 điểm tích cực của cổ phiếu này. Thứ nhất đó là các nhịp nến xanh và
đỏ xen kẽ nhau, thân nến sau dần co hẹp hơn thân nến trước và đặc biệt thân nến
phiên hôm nay 15/10 là mẫu nến Doji, thường trong các mẫu hình cờ đuôi nheo và
tam giác, vùng giá (thân nến) tại đuôi tam giác càng co hẹp là dấu hiệu càng
tích cực. Thứ hai, là khối lượng bắt đầu giảm dần trong các phiên điều chỉnh, mẫu
hình chuẩn và khá khớp với mẫu hình giá trong cờ đuôi nheo. Do đó, tôi giữ quan
điểm tích cực với cổ phiếu này cả về cơ bản lẫn kỹ thuật. Khả năng đây chỉ là
nhịp nghỉ của KBC trước khi tiếp tục bức phá trong phiên mai hoặc phiên đầu tuần
lên ngưỡng kháng cự ngắn hạn tại MA200 là 15.3.
Góc độ Rủi ro và TSSL
để xem xét mua vào KBC ở giá 14.4:
Xét
về rủi ro: nếu mua KBC ở vùng giá 14.4. Trong trường hợp xấu nhất KBC sẽ điều
chỉnh về vùng 13.5, mức lỗ = 6,25%. Theo tôi đánh giá là rất khó có khả năng xảy
ra trường hợp này sau khi TPP được thông qua, sẽ tác động tích cực lên triển vọng
kinh doanh của KBC về dài hạn. Vì vùng giá tích lũy trước đó xoay quanh 12.7.
Thứ hai, là KBC và ITA là hai cổ phiếu đang hút dòng tiền đầu cơ nên nhịp điều
chỉnh sâu rất khó xảy ra.
Xét
về TSSL: KBC nếu bật tăng có thể tiến về vùng 15.3 trong ngắn hạn. Tức TSSL khoảng
6,25%. Tôi đánh giá xác suất trường hợp này cao hơn. Nhưng nếu KBC vượt MA200 tại
15.3 thì nó có thể tiến về vùng đỉnh cũ là 17-18. Lúc đó, rõ ràng TSSL khá hấp
dẫn.
Rõ
ràng, so sánh giữa rủi ro và TSSL khi mua KBC ở vùng giá 14.4 là khá hấp dẫn.
Xác suất thua lỗ thấp nhưng TSSL tiềm năng lại cao.
Bài
viết liên quan, vào đầu tuần tôi có khuyến nghị mua ITA và KBC khi có nhịp điều
chỉnh, vào link sau để xem: