"Để đến với một bến cảng chúng ta phải chèo, thỉnh thoảng với một ngọn gió, và thỉnh thoảng chống lại nó. Nhưng chúng ta không được thả trôi hoặc buộc mình vào một cái neo".
Oliver Wendell Holmes.
Một
vấn đề trong đầu tư mà hầu hết chúng ta thường phải đương đầu: đó là tại sao hầu
hết nhà đầu tư không mạnh dạn cắt lỗ, hoặc thông thường là thụ động khi phải
đương đầu với vấn đề như vậy? Một trong những nguyên nhân có thể giải thích là trong
tài chính hành vi có một loại sai lầm về tâm lý được gọi là Sợ mất lời và Sợ lỗ (hay bán non khi cổ phiếu vừa mới tăng và cắt lỗ khi đã cổ phiếu
đã giảm mạnh). Loại sai lầm tâm lý Sợ
mất lời được diễn tả như sau: khi cổ phiếu lên đến vùng giá cũ mà trước đây
người ta từng có ý định chốt lời nhưng không chốt thì xu hướng NĐT có hành vi
muốn bán cổ phiếu đó ra vì theo “kinh nghiệm cũ” họ sợ mất lời lần nữa (hoặc từ kinh nghiệm các thương vụ chốt hụt khác họ có xu hướng chốt non sang mã đang nắm giữ). Đó
là lý do, sau khi bán ra NĐT lại chứng kiến cổ phiếu của mình tiếp tục tăng
giá. Loại tâm lý thứ 2 là Sợ Lỗ,
theo loại sai lầm hành vi này, khi giá cổ phiếu giảm NĐT sẽ không dám bán vì
khi bán ra đồng nghĩa với việc hiện thực
hóa khoảng lỗ của mình. Tuy nhiên, trong hành động cắt lỗ thì tâm lý sợ mất
lỗ chỉ là 1 phần của bề nổi mà chúng ta dễ cảm nhận được. Ở khía cạnh khác, một
loại sai lầm hành vi tài chính thường xuất hiện kèm với những khoản thua lỗ là
sai lầm “Cái neo và sự điều chỉnh”.
Theo đó, Nhà đầu tư thường bị “Neo”
vào các mức giá cũ trước đây, hoặc các bối cảnh của nền kinh tế hay của từng
danh nghiệp. Khi bị “Neo” vào các mức
giá và các bối cảnh cũ, NĐT sẽ chậm thay đổi để thích nghi với những biến động
mới. Ví dụ sau đây được trích từ cuốn sách “Behavioral
Finance and Wealth Management” (Có hư cấu với thực tiễn thị trường VN).
Ví dụ: A Long sở hữu cổ phiếu KSA. A ấy là một NĐT có kiến
thức khá vững, đặc biệt là về kế toán, gần đây a Long nhận được 1 thông tin về
KSA. Công việc của anh ấy là cần đánh giá lại tác động của thông tin này để đưa
ra liệu là nên tiếp tục vị thế nắm giữ,
tăng hay giảm số lượng cổ phiếu KSA. A Long mua cổ phiếu KSA vào ngày 08/01
với giá 5.0. Hiện tại, ngày 3/6 giá cổ phiếu KSA đang là 5.4. Nhưng cách đây gần
1 tháng, ngày 06/05 cổ phiếu KSA từng có giá 6.8, sau khi DN này công bố lợi
nhuận đột biến vào quý II. Tại thời điểm đó, đáng lẽ a Long nên bán đi nhưng
anh ấy đã không làm như vậy. Thật không may, sau đó giá cổ phiếu KSA giảm xuống
còn 5.4 do có thông tin sai sót trong hoạt động kế toán. Hôm nay, a Long cảm thấy
như mình vừa để hụt mất 20% giá trị cổ phiếu KSA. Và a ấy quyết định chờ, khi
nào KSA về lại vùng giá 6.8 như cũ thì sẽ bán.
A
Long có nền tảng kế toán rất tốt, sau khi xem xét kỹ a thấy KSA có vài sai sót
nghiêm trọng về mặt kế toán liên quan đến khoản lợi nhuận đột biến trong quý
II. A Long nhận thức được rằng nắm KSA lúc này sẽ hàm chứa nhiều rủi ro. Nhưng
đồng thời, a Long cũng phân vân về triển vọng của KSA là khá sáng sủa, khi mới
đây DN này đã xin được giấy phép khai thác mỏ mới. A ấy phải đưa ra quyết định.
Một mặt, a Long nhận thức được rằng KSA bây giờ hàm chứa rủi ro, nhưng anh ấy
ko hình dung hết mức độ tác động của nó sẽ như thế nào. Mặt khác, a ấy lại lưỡng
lự trước triển vọng của KSA. A Long nên làm gì?
Phân Tích: Hầu hết NĐT trên thị trường thường xuyên phải đối diện
với những vấn đề như thế này. Họ mua vào cổ phiếu, cổ phiếu đi lên và sau đó lại
giảm. NĐT trở nên mâu thuẫn và phải đánh giá lại bối cảnh mới để quyết định liệu
có nên tiếp tục nắm giữ hay không. Một
NĐT lý trí sẽ định giá lại bối cảnh tài chính của DN, sau đó đưa ra một sự định giá khách quan là về nền tảng kinh doanh mới của DN; Cuối
cùng, sẽ đi đến quyết định mua, bán hay duy trì vị thế nắm giữ hiện tại. Ngược
lại, những NĐT phi lý trí – thậm chí
sau khi nhận ra những bất ổn liên quan đến cổ phiếu đang nắm giữ - cho phép những sai lầm về nhận thức che mờ
sự đánh giá của họ. A Long, là 1 ví dụ, đã phủ định một cách bất hợp lý những
phát hiện của a ấy và “Neo” anh ấy
vào mức giá cũ của KSA là 6.8. Từ chối việc bán ra nếu KSA không phục hồi lại
vùng giá cũ. Loại sai lầm hành vi này được gọi là “Cái neo và sự điều chỉnh” có thể đe dọa hiệu quả danh mục đầu tư của
bạn.
Ví dụ thực tiễn: Thảm họa TTF và “Cái Neo” của những người trong cuộc.
Một
trong những thảm họa trên thị trường chứng khoán khá đình đám trong năm 2016 là
trường hợp của Công Ty cổ phần gỗ Trường Thành – mã TTF. Sau sự việc 890 tỷ đồng
hàng tồn kho bỗng dưng “bốc hơi” mà không rõ nguyên nhân. Cùng với đó là nhiều
sai lệch nghiêm trọng gây nên việc hồi tố khoản lỗ hơn 1.200 tỷ. Khiến giá trị
sổ sách của TTF chỉ còn gần 3.21. Đáng chú ý trước đó, TTF đã có chuỗi tăng giá
ấn tượng và nằm trong list những mã cổ phiếu phi mã nửa đầu năm 2016. Sau những
thông tin về sai lệch nghiêm trọng đó, diễn biến của những người trong cuộc như
thế nào, ai đã mắc phải những sai lầm cố hữu về “Cái neo”. Bên dưới là tường thuật lại diễn biến của cổ phiếu TTF
cùng với việc phân tích “Những Cái Neo”
của những người trong cuộc.
Ngày 17/9/2016: Cổ phiếu TTF đạt mức giá cao nhất là 44. Ngay trong
phiên giao dịch hôm đó, thông tin sai lệch nghiêm trọng tại TTF được công bố, với
việc bốc hơi hơn 890 tỷ hàng tồn kho.
Ngày 21/7: Có 666k cổ TTF đã được mua vào tại vùng giá 35.2 hoặc
ngày 29/7 là 260k với mức giá 23, trong đó không có cổ phiếu nào được mua bởi
khối ngoại hoặc các tổ chức nước ngoài. Vậy, ai đã mua vào phiên hôm đó? Có thể
là những người đã mắc kẹt tại vùng giá 36-44, với phản ứng thông thường như
bình quân giá xuống, hoặc những người bắt đáy theo kỹ thuật quanh vùng hỗ trợ với
kỳ vọng TTF sẽ phục hồi lại về “vùng giá
cũ” hoặc “cái neo” trước đó. Buồn
cười hơn, có 1 câu chuyện đến từ những người theo trường phái học thuyết âm
mưu, chẳng hạn như số hàng tồn kho có thể được trả lại hoặc TTF phát hiện ra
khoản hàng tồn kho đó do sai phạm của ai và “hồi tố lại”. Tất cả những kỳ vọng
đó hàm ý rằng giá TTF sẽ hồi lại vùng giá “Neo cũ” là 44. Nhưng liệu hành động
có phải của những NĐT chuyên nghiệp hoặc hợp lý, khi mà sau sai lệch nghiêm trọng
đó, giá trị sổ sách của TTF chỉ còn mức 3.2k/cổ phiếu. Vô hình chung, người ta
đã “Neo” mình vào mức giá cao của
TTF trước đây mà không thực sự khách quan dựa trên những nền tảng tài chính mới
của của DN.
Sau
24 phiên rơi liên tiếp, ngày 22/08 TTF đảo chiều ngoạn mục tại vùng giá 7.6 với
hơn 10 triệu cổ giá sàn được mua vào. Lúc đó, khối ngoại quay trở lại mua ròng
150k cổ phiên đáy. Nhưng đồng thời, họ quay sang bán ròng gần 2 triệu cổ tại
vùng giá 8.6 và tiếp tục bán ròng 1tr cổ vùng giá 9.8. Tại thời điểm đó, nhiều
người vẫn thắc mắc tại sao nước ngoài lại bán số lượng lớn ngay khi TTF phục hồi.
Liệu hành động đó có sai lầm như nhiều người vẫn nghĩ: chẳng hạn như tại sao không
chờ TTF lên cao hơn rồi bán mà lại đi bán ngay tại thời điểm TTF vừa mới phục hồi,
giống cái cách mà những người bắt đáy hoặc theo trường phái PTKT hay làm. Tuy
nhiên, liệu hành động đó có bất hợp lý? Giả sử, sau khi định giá lại TTF sau thảm
họa hàng tồn kho, các NĐT chuyên nghiệp bằng các nghiệp vụ chuyên môn đưa ra mức
định giá mới của TTF là 9. Thì rõ ràng, việc bán TTF tại vùng giá 9 và cao hơn hoàn
toàn hợp lý.
Trong quá trình TTF hồi lại từ giá 7.6 lên 13
nếu như những người bị kẹp hàng tại vùng giá cao (bằng tiền thật không margin)
bán cổ phiếu trong vùng giá hồi như vậy là những NĐT có lý trí (sau khi họ đã
xem xét nghiêm túc và đánh giá lại giá trị nội tại của TTF). Còn những người kẹp
nhưng không dứt khoát thoát TTF thì đó rõ ràng là hành động thiếu sáng suốt và ko
hợp lý, vì nếu giá trị của TTF sau sai lệch nghiêm trọng đó chỉ còn lại quanh
giá 9 thì việc bán TTF với giá 10-13 là cơ hội quá hời. Nhưng hầu hết, những
NĐT kẹp hàng khả năng phần lớn đều bị “Chiếc neo giá 44” của TTF tác động đến
quyết định bán ra của họ, họ vẫn giữ với hi vọng TTF bằng phép màu hay điều kỳ
diệu nào đó có thể “hồi phục” lại vùng giá họ đã mua.
Lời bình: Rõ ràng, trong đầu tư hầu hết chúng ta đều mắc phải
những sai lầm “thiếu lý trí” kiểu như vậy. Sau khi mua vào 1 cổ phiếu và cổ phiếu
đó liên tục giảm, xuất hiện những thông tin bất lợi về tài chính, hoạt động của
danh nghiệp. Thay vì làm như những NĐT sáng suốt và chuyên nghiệp nên làm, ngồi
lại và định giá một cách khách quan về giá trị của DN với những thông tin và bối
cảnh mới, sau đó đưa ra quyết định mua hay bán. Chúng ta thường hay lãng tránh làm điều đó. Thay vào đó, chúng ta “Neo” mình vào mức giá cũ – chỉ phù hợp
với những biến số và bối cảnh cũ. Và ngồi chờ với một hi vọng mơ hồ là giá cổ
phiếu sẽ hồi lại “bằng niềm tin”. Bên cạnh đó, là sau khi mắc sai lầm và cổ phiếu
giảm, chúng ta thường nghĩ ra đủ mọi lý do để cố gắng giải thích cho sai lầm đó
của mình (sai lầm Cognitive Dissonance
trong tài chính hành vi – ba cái nguy hại này khá dây mơ rễ má với nhau), thay
vì chấp nhận nhìn vào những thực tại bất lợi đang hiện hữu. Để rồi những khoản lỗ tiếp tục bào mòn giá trị danh mục của mình.
Sai
lầm này thi thoảng cũng thường gặp đối với những người hay dự báo thị trường,
khi họ “Neo” mình vào 1 quan điểm thị
trường sẽ đạt đỉnh tại 580, thì thường “Cái
Neo” 580 đó đi theo họ trong những giai đoạn tăng giá tiếp theo của thị trường,
họ càng trở nên thận trọng vì TT bây giờ đã vượt quá “mức đỉnh cũ” của họ. Do
đó, dù trong 1 thị trường tiếp tục sóng lên, họ hầu như thận trọng đến mức bỏ lỡ
mọi thời cơ từ thị trường. Thay vì bình tâm ngồi lại, xem xét phân tích thị trường
với những biến số mới, bối cảnh kinh tế với những chính sách mới, họ trở nên
kém thích nghi và chậm thay đổi quan điểm của mình.
VIET EURO
tốt rồi
Trả lờiXóađộng cơ của chú là gì khi cmt như này?
XóaBạn ơi cho hỏi nhờ cuốn "Behavioral Finance and Wealth Management" có dịch ra tiếng Việt k nhỉ, thanks
Trả lờiXóa