Trước
đây tôi từng trích dẫn lý thuyết về mẫu hình Cờ Hiệu, Cờ Đuôi Nheo (Gộp chung
là mẫu hình tam giác) và mẫu hình Cốc Tay Cầm. Sau một thời gian dài trải nghiệm
thị trường, hôm nay tôi hệ thống lại tính
thực tiễn, độ tin cậy và chiến lược tiếp cận các mẫu hình này trên thị trường
sao cho hiệu quả nhất, đồng thời giúp loại
bỏ phần nào tác động tâm lý do sự biến động giá trong phiên, gây ra sự lưỡng
lự của NĐT trước những cơ hội trên thị trường.
Về các bài viết cũ, NĐT có thể tham khảo tại link bên dưới:
http://kenhdautu90.blogspot.com/2015/05/chuong-iv-cac-mau-hinh-cung-co-xu-huong.html
Mẫu hình tam giác: Mẫu hình có độ tin cậy cao cho chiến lược đầu cơ.
Sau
một thời gian dài trải nghiệm, một trong những mẫu hình được ưa thích nhất của
tôi là mẫu hình tam giác, vì tính dễ nhận diện và tính chất đầu cơ ngắn hạn
tương đối mạnh của nó. Đây là mẫu hình nếu bạn nhận diện đúng thì có thể đem đến
cơ hội chiến thắng cực lớn, và độ tin cậy có thể lên đến 90%.
Các
mẫu hình tam giác như Cờ hiệu + Cờ đuôi nheo (mẫu hình củng cố xu hướng) thường có chu kỳ thời gian hình
thành từ 1-3 tuần cho ngắn hạn, từ 1 tháng đến 2 tháng rưỡi cho trung hạn. Thâm
chí, nếu tinh tế và có nhiều kinh nghiệm, một số NĐT có thể nhận diện mẫu hình
tam giác hình thành từ 1 đến 2 ngày (Thường xuất hiện đầu chu kỳ sóng, theo sau
phiên Break tăng điểm mạnh đầu tiên). Nhưng vì chu kỳ thời gian hình thành của
mẫu hình càng lâu, độ tin cậy càng lớn nên việc mẫu hình tam giác được hình
thành càng lâu thì xác suất chiến thắng sẽ cao hơn. Thường từ 1 đến 2 tháng rưỡi.
Hơn
nữa, việc quan sát mẫu hình tam giác bằng Chart
Ngày đôi lúc tương đối khó phát hiện, nhưng tần suất xuất hiện và khả năng
nhận diện mẫu hình tam giác sẽ nhiều hơn nếu chúng ta quan sát Chart Tuần. Vì quá trình tích lũy trong “nhịp nghỉ” nếu chỉ
quan sát Chart Ngày, mẫu hình tam giác có thể bị biến dạng và khó phát hiện (có
thể là biểu đồ giá đi ngang, tam giác bị méo mó) nhưng bằng cách chuyển sang
Chart Tuần, mẫu hình tam giác có thể lộ diện sau quá trình tích lũy – đi ngang
của cổ phiếu.
Đặc điểm: các mẫu hình tam giác, như đã từng đề cập, thường xuất
hiện theo sau một nhịp tăng gấp gáp hoặc dựng đứng, hoặc theo sau 1 chu kỳ tăng
giá tương đối dài của một mã cổ phiếu mà chưa có nhịp điều chỉnh đáng kể. Đồng
thời, một chu kỳ sóng của 1 mã chứng khoán được hình thành từ 5 sóng nên thường
mẫu hình tam giác sẽ xuất hiện tại sóng 2 hoặc sóng 4. Do đó, mẫu hình này khá
thích hợp cho các NĐT theo sát diễn biến của 1 mã cổ phiếu. Nếu sau nhịp tăng
sóng 1 đầu tiên, cổ phiếu bắt đầu hạ nhiệt và điều chỉnh thì NĐT có thể tiếp tục
theo sát cổ phiếu đó và quan sát thêm liệu cổ phiếu đó có đang hình thành Chart
Tam Giác hay không (kiểm định sóng điều chỉnh 2).
Trong
quá trình đầu tư, thường khi một NĐT chọn đúng 1 mã cổ phiếu bắt đầu chu kỳ
tăng giá, nhưng khi chốt lời thành công tại sóng 1, NĐT sau đó quên mất hoặc không
tiếp tục theo dõi cổ phiếu cũ của mình mà lo tìm kiếm cơ hội từ 1 mã cổ phiếu
khác, dẫn đến không tối đa hóa được hiệu quả đầu tư trong khi quá trình tăng
giá của 1 cổ phiếu bị xen kẽ bởi các nhịp điều chỉnh.
Mẫu hình và dấu hiệu:
Như
quan sát bên dưới là mẫu hình Tam Giác của ASM (hình 1 là chart ngày và hình 2 là chart tuần dễ phát hiện hơn), các mẫu hình tam giác có đặc điểm
chung dễ nhận diện là có hình tam giác và yếu tố quan trọng hơn hết để xác nhận
độ tin cậy của mẫu hình tam giác là thanh khoản sụt giảm mạnh trong quá trình
điều chỉnh (càng sụt giảm mạnh càng đáng tin cậy), tầm < 1/3 VOL của các phiên trước đó (đứng ở góc độ giá vốn thì
chứng tỏ chưa có dấu hiệu ra hàng trong nhịp điều chỉnh) ==> Lưu ý: điều kiện VOL sụt giảm là điều kiện bắt buộc mà mẫu hình tam giác phải thỏa.
Quá trình hình thành mẫu hình Tam Giác của ASM - chart ngày
Mẫu hình tam giác của ASM - Chart Tuần
Và
dấu hiệu mẫu hình tam giác sắp kết thúc để bắt đầu sóng tăng mới là thanh khoản tại đoạn cuối của tam giác cạn
kiệt, sụt giảm mạnh, tần suất xuất
hiện của các nến DOJI, HAMMER ngày càng dày đặc (trong phiên giá giằng co và
giao dịch quanh giá tham chiếu). Và mẫu hình này sẽ có phiên bùng nổ để bắt
đầu sóng tăng tiếp theo thường là với 1
nến xanh kèm thanh khoản tăng đột biến để Break khỏi Chart Tam Giác.
Như
vậy, thời điểm để tham gia test một
mẫu hình tam giác là vào phiên thanh khoản
cạn kiệt hoặc phiên break với khối
lượng đột biến bứt ra khỏi mẫu hình. Nhưng thường, các mẫu hình có thể tiếp
tục kéo dài hơn “dự kiến” nên việc tham gia sớm vào phiên cạn thanh khoản có thể
đòi hỏi sự “kiên nhẫn” từ những nhà đầu cơ.
Bên dưới là mẫu hình Tam Giác của NHA, hầu như khó nhận diện mẫu hình này trong chart ngày hơn chart tuần. Trong chart ngày, chúng ta thấy NHA đang tích lũy đi ngang, tuy nhiên chart Tuần đã lộ rõ NHA đã hình thành mẫu hình Cờ Đuôi Nheo (mẫu hình củng cố xu hướng - nhịp nghỉ), trước khi bắt đầu đợt tăng giá ấn tượng tiếp theo.
Chart ngày của NHA - Tam giác "ngầm"
Cờ Đuôi Nheo của NHA hiện nguyên hình trong chart Tuần
Diễn biến tâm lý và chiến lược
Nhận diện được là vậy, nhưng diễn biến tâm lý trong quá trình giao dịch của
NĐT đôi khi lại khiến họ đánh mất cơ
hội. Giả dụ, trong trường hợp 1, nếu NĐT mua cổ phiếu tại phiên được đánh
dấu bằng TH1 (trong chart ngày của ASM). Sau đó, cổ phiếu bước vào chu kỳ điều chỉnh và đang trong quá
trình hình thành tam giác. NĐT đó có thể bị chán nản bởi những biến động trong
phiên, đặc biệt khi một mã cổ phiếu bắt đầu cạn thanh khoản (không như kỳ vọng
ban đầu của hầu hết nhà đầu cơ tại thời điểm mua là nó tiếp tục tăng với thanh
khoản hấp dẫn; kể cả tại thời điểm mua NĐT cũng chấp nhận khả năng cổ phiếu đó
sẽ điều chỉnh; tuy nhiên, khi cổ phiếu đi vào đoạn điều chỉnh thì sự bi quan và
nghi ngờ gia tăng đáng kể, sự mất thăng bằng về tâm lý cũng như kỳ vọng khiến
NĐT “quên mất” và từ bỏ view ban đầu về cổ phiếu đó ), biến động giá bị co hẹp
mạnh, trong khi thị trường có hàng tá mã đang CE. Cuối cùng, sự chán nản lên đến
cùng cực khi mã cổ phiếu đó cạn thanh khoản, giao dịch “chán phèo”, sự nghi ngờ
tăng cao và sự kiên nhẫn đã tới hạn buộc các NĐT này bán ra cổ phiếu ngay trước
thời điểm cổ phiếu đó sắp “vào lệnh” và bùng nổ.
Trường
hợp 2, một NĐT quan sát thấy 1 mã
đang hình thành tam giác, với thanh khoản cạn kiệt đúng như tiêu chuẩn của mẫu
hình này. Tuy nhiên, việc lưỡng lự trong giao dịch khiến giá cổ phiếu tại phiên Break đã tăng tương đối, tầm 3-5%. Lúc đó, NĐT vẫn còn nghi ngờ việc liệu cổ
phiếu này có tiếp tục tăng không mà để vuột mất cơ hội.
Điều
ở đây tôi muốn nhấn mạnh là mẫu hình tam giác nếu diễn biến về VOL đúng như kỳ
vọng và ăn khớp với tiêu chuẩn về khối lượng của mẫu hình thì độ tin cậy và khả
năng chiến thắng lên đến 90% nếu bạn mua trong phiên Break mẫu hình kể cả khi
nó đã tăng từ 3-5%. Tiêu chuẩn của phiên Break cũng như tiêu chuẩn Break của hầu
hết các mẫu hình khác là Vol phiên Break gấp 3 lần Vol MA15. Hoặc mạo hiểm hơn
chút thì ngay khi giá Break khỏi Tam giác và Vol cải thiện tương đối so với các
phiên trước.
P/S: Mẫu hình Tam giác là một trong những mẫu hình đáng tin cậy và thích hợp để đầu cơ. Tuy nhiên, để nắm bắt được cơ hội cũng như kiếm được tiền trên TTCK cần sự dưt khoát trong giao dịch, thực hiện theo đúng chiến lược đã đề ra vì xác suất thắng cuộc đang nghiêng về phía bạn.
Mẫu hình sẽ được tôi cập nhật và hoàn thiện theo thời gian thông qua những trải nghiệm của mình trên thị trường.