12/1/16

ICHIMOKU VÀ TRƯỜNG PHÁI TRENDING



Bài viết này nhằm cung cấp cho các bạn góc nhìn rõ hơn về công cụ ICHIMOKU, một công cụ có độ tin cậy và được đánh giá rất cao bởi những người PTKT giàu kinh nghiệm. Hơn nữa, từ công cụ này cũng hình thành một trường phái Trending - tức là đánh theo xu hướng (Mua và nắm giữ cho đến khi xu hướng thay đổi theo hướng bất lợi).

Xen trong bài viết là những bình luận, phân tích yếu tố tâm lý cũng như kinh nghiệm của tôi sau một thời gian dài trải nghiệm trên thị trường. Lý giải vì sao những người tuân thủ kỷ luật theo những tín hiệu của ICHIMOKU thường kiếm được những khoản lợi nhuận lớn và có thể chiến thắng thị trường với công cụ này.

Sơ lược ICHIMOKU
Trong hệ thống ICHIMOKU có 2 chỉ báo tín hiệu: đó là chỉ báo nhanh và chỉ bảo chậm.
Để dễ hiểu, tôi tóm gọn lại những chỉ báo cho tín hiệu mua và bán cơ bản nhất:

+ Chỉ báo nhanh: Như trong hình nếu đường Xanh (Turning Line) cắt lên đường Đỏ (Standard Line) sẽ cho tín hiệu Mua và ngược lại nếu đường Xanh cắt xuống đường Đỏ thì cho tín hiệu Bán.

+ Chỉ báo chậm: Khi đường Giá vượt lên đám mây, phía trước xuất hiện đám mây Xanh (mây xanh – xu hướng tăng); đồng thời, đường Xanh cắt lên đường Đỏ thì sẽ Xác lập xu hướng Tăng của cổ phiếu. Lúc này, trường phái Trending sẽ Mua vào tại điểm này và nắm giữ cho đến khi tín hiệu phá vỡ xu hướng được xác lập.

Ngược lại, xu hướng tăng của một cổ phiếu bị phá vỡ khi: đường Giá đâm xuống đám mây, phía trước xuất hiện đám mây xám; đồng thời, đường Xanh cắt xuống đường Đỏ (tín hiệu này xuất hiện trước do nó là chỉ báo nhanh). Lúc này, trường phái Trending sẽ Bán và thoát vị thế đối với cổ phiếu đó (Hoặc Shortsell nếu thị trường có áp dụng).

Vì TTCK Việt Nam chưa cho bán khống nên tôi chỉ đề cập đến xu hướng tăng.

Như đã sơ lược về công cụ ICHIMOKU ở bên trên, trường phái Trending sẽ Mua khi xu hướng tăng của cổ phiếu được thiết lập và nắm giữ nó. Vậy tại sao ICHIMOKU giúp trường phái này kiếm được những phi vụ ăn khá dày và thường đem đến lợi nhuận thay vì thua lỗ.

Thứ nhất, ICHIMOKU là chỉ báo khá chậm, để xác lập xu hướng Tăng hoặc Giảm thì đường giá phải vượt qua đám mây. Thường thì xu hướng chỉ xác lập khi giá đã Tăng hoặc Giảm từ 15-20%. Do đó, những người chuyên về ICHIMOKU và đánh theo xu hướng là những người khá kiên nhẫn, họ chỉ giải ngân một phần và chờ tín hiệu xác lập hoàn toàn mới Full cổ. Kỷ luật và tâm lý của họ rất vững.

Thứ hai, việc nắm giữ theo xu hướng và chỉ thoát ra khi ICHIMOKU cho các tín hiệu đảo chiều hoàn toàn của xu hướng giúp họ kiên trì theo được các phi vụ ăn dày. Việc hold một cổ phiếu suốt chu kỳ tăng giá của nó cũng giúp những người theo trường phái này tập trung, danh nhiều thời gian theo dõi quá trình giao dịch, thông tin và hoạt động cơ bản của cổ phiếu đó. Đồng thời, giảm đáng kể tác động của tâm lý trước những đợt rung lắc của thị trường. Nếu như các bạn đã từng nắm giữ một cổ phiếu về dài hạn, tôi nghĩ các bạn cũng sẽ có cảm nhận là càng hold các bạn càng tự tin vào cổ phiếu đó nếu nó đang trong xu hướng tăng giá.

Thứ ba, nếu trước những đợt xác lập xu hướng tăng của một cổ phiếu là một quá trình tích lũy lâu dài thì khoảng thời gian tăng giá sau đó có thể được kéo dài, giúp trường phái này tự tin nắm giữ cổ phiếu của mình.

Thứ tư, trong một xu hướng giảm, trường phái Trending và ICHIMOKU tránh được đáng kể những thiệt hại do những đợt hồi kỹ thuật của thị trường hoặc của một cổ phiếu trong suốt chu kỳ giá giảm của nó. Do chỉ báo ICHIMOKU cho tín hiệu xác lập xu hướng khá chậm nên việc đứng ngoài quan sát, giúp họ tránh được những đợt pullback của thị trường.

Bên dưới là ví dụ cho cổ phiếu HSG giai đoạn 2012 – 2013, khi giá cổ phiếu này tăng từ 5 lên 30 (gấp 6 lần). Khi ICHIMOKU cho tín hiệu mua cổ phiếu này từ mốc giá 5 và sau một chu kỳ tích lũy từ tháng 4 đến tháng 11/2012, cổ phiếu này tiếp tục tăng từ 12 lên 30.
Đứng ở góc độ những người mua và nắm giữ theo chỉ báo ICHIMOKU. Khi xu hướng tăng được thiết lập tại vùng giá 12 (vòng tròn tô đỏ), vào tháng 11/2012. Kèm với đó, là một chu kỳ tích lũy hơn 7 tháng trời, giúp chỉ báo này trở nên cực kỳ tin cậy và củng cố niềm tin vững chắc cho những người Trending theo ICHIMOKU. Xu hướng tăng chỉ bị vi phạm khi đường giá đâm xuống đám mây xanh tại vùng giá 28 (vùng tô đen).


Ví dụ thứ 2, là cho cổ phiếu HAG: suốt giai đoạn giảm giá của HAG, trường phái ICHIMOKU sẽ ko tham gia do HAG chưa cho bất kỳ tín hiệu đảo chiều nào, mặc dù có nhiều đợt Pullback nhưng giá chưa hoàn toàn vượt lên đám mây (trong vùng tô đậm, đường giá hoàn toàn chưa vượt đám mây). Do đó, họ tránh khỏi những thiệt hại không đáng có. Ngược lại những người thường xuyên đầu cơ theo dấu hiệu breakout dễ dàng bị thiệt hại trong quá trình giảm giá của nó, tâm lý bị động khi kẹp hàng và vô tình mua vào những phiên tăng (đỉnh của đợt Pullback) có thể khiến NĐT bị thiệt hại nặng.

 HAG suốt chu kỳ giảm giá từ giữa 2014 đến nay

P/S:Với chiến lược Trending như trên, một yếu tố đáng lưu ý là tính kỷ luật và tâm lý. Nếu như xu hướng tăng được thiết lập, thì sự tham gia là cần thiết, luôn đặt mức cutloss và nhanh chóng thoát khỏi thị trường nếu như chỉ báo bị vi phạm.