Bàn về vấn đề bắt đáy muôn thuở của dân buôn chứng Việt, khi thị trường bước vào chu kỳ dowtrend thì liên tục rất nhiều ngưỡng tâm lý được dân chứng hô hào là đáy của thị trường; để rồi khi thị trường chạm đáy thực sự thì nhiều người đã đánh mất thành quả của mình trước đó, hoặc bị chìm vào những mức thua lỗ phải mất thời gian dài mới gỡ gạc được, bỏ lỡ cơ hội đón đợt sóng lên tiếp theo của thị trường vì phải nắm giữ bất đắc dĩ những cổ phiếu bị thua lỗ.
Nếu xem TTCK là một cái chợ để dân buôn đến
mua hàng và bán lại kiếm lời thì khi nào nên mua hàng?
Nếu hôm nay bạn ra chợ, thấy cảnh chợ càng
lúc càng đìu hiu, số người đến chợ thưa thớt, số lượng hàng được mua khá ít
nhưng giá cả lại rẻ hơn hôm qua. Liệu đã đến lúc để mua??? Tốt nhất là đi về!
Hôm sau bạn lại đến chợ, người mua cũng thưa
thớt nhưng hôm nay bà bán hàng kéo bạn lại và bảo giá cả hàng hóa đang tăng
lên, khuyên bạn nên tranh thủ mua hàng giá rẻ. Vài người khác ở chợ cũng hô hào
giá hàng hóa đã quá rẻ rồi, khó có mức nào thấp hơn nữa. Có vài người chấp nhận
mua giá cao nhưng số lượng không nhiều. Bạn cũng thấy điều đó, nhưng đã đến lúc
để mua hàng??? Tốt nhất là nên đi về!
Vây điều gì bất thường ở đây. Lúc nào là lúc
thích hợp để mua hàng??? Giá cả của bất kỳ mặt hàng nào trong nền kinh tế cũng
đều tuân theo quy luật bất biến: tương quan giữa cung và cầu. Vậy khi số người
đến chợ ít đi, số lượng hàng được mua ít đi, vậy việc giá cả hàng hóa tăng có
đáng tin cậy? Dường như là không! Việc giá hàng hóa tăng nhanh hơn thông thường
trong khi số lượng mua thấp lại thường là do sự hưng phấn tâm lý bốc đồng của
các đối tượng tham gia thị trường, nó tạo ra mức giá cả bong bóng trong phiên
giao dịch mà chúng ta hay gọi là Bulltrap.
Vậy thời điểm nào thích hợp để ra chợ mua
hàng? Đó là lúc số người đến chợ ít đi nhưng số lượng mua tăng lên đột biến so
với trước đó. Vì sao lại như vậy, vì đó là lúc các tay buôn chuyên nghiệp tích
cực gom hàng, những kẻ đủ thông minh để kịp thời rút chân khỏi thị trường trong
giai đoạn giá xuống và sẵn lượng tiền mặt lớn để gom hàng khi giá của nó đủ rẻ.
Đó là thời điểm các lực lượng tham gia thị trường cảm thấy giá cả hàng hóa đã
đủ rẻ, họ chấp nhận rót một lượng vốn lớn để gom hàng tại vùng giá này, tạo
thành vùng giá vốn vững chắc và thiết lập đáy cho giá cả hàng hoa.
Rõ ràng, thời điểm thích hợp nhất để bắt đáy là lúc lực cầu trên thị trường cải thiện một cách tích cực. Việc đi sau tín hiệu của khối lượng thay vì giá cả đảm bảo cho chúng ta một mức biên an toàn về giá vốn so với thị trường. Nếu một lượng tiền lớn đã chấp nhận mua tại vùng giá đủ thấp nó sẽ tạo nên 1 ngưỡng tâm lý vững chắc cũng như dòng tiền luôn sẵn sàng trợ giá quanh vùng này.
Cảm nhận về thị trường (Từ 5/11 đến 10/12 - Từ đỉnh 615 về 560):
Luận bàn về thị trường chứng khoán trong đợt dowtrend vừa rồi (từ mốc đỉnh 615d đến 560 điểm). Trong suốt chu kỳ giá xuống các mốc đáng chú ý là 600 - 590 - 570 và 560. Tại các mốc này sẽ có những lớp NDT với giá vốn khác nhau từ kỳ vọng thị trường sẽ phục hồi và đảo chiều, cũng như hành động dò đáy khiến nhiều người kẹp hàng bất đắc dĩ.
Tại vùng 600, có một lớp nhà đầu tư tham gia
thị trường với kỳ vọng thị trường sẽ phục hồi ngắn hạn lên 615 và thậm chí vượt
hẳn mốc này để tiến về vùng 640. Nhưng lực cầu và thanh khoản ko hoàn toàn ủng
hộ cho điều này (115-130tr cổ, trong đó khối ngoại bán ròng mạnh và lệnh bán của tay to khá nhiều). Thanh khoản mặc dù ở mức tương đối nhưng các phiên sau thoải
dần đều so với các phiên trước. Ngưỡng 600 ko còn là ngưỡng đáng tin cậy, sau 2
phiên hồi nhẹ thị trường tiếp tục chu kỳ giảm điểm.
Đến ngày 25/11 , thị trường tiến về vùng 590
điểm (ngưỡng hỗ trợ kỳ vọng tiếp theo), cuối phiên này thị trường bật tăng chớp nhoáng vào phiên chiều nhưng điều
bất thường là thanh khoản vẫn không cải thiện (dấu hiệu Bulltrap). Thanh khoản
vẫn theo chiều hướng đi xuống đều đặn. Nó có thể được ví như phiên giãy chết
của thị trường. Phản ánh khá rõ tâm lý níu kéo của những NDT kẹp hàng tại
vùng giá cao đang cố gắng bình quân giá xuống với số tiền còn lại trong tài
khoản (thanh khoản vẫn cố gắng duy trì tương đối nhưng ngày càng yếu dần). Lúc
này thị trường ra tin margin của các cty ck đang ở mức cao càng minh chứng cho
điều đó.
Tiếp đó, ngày 1/12 thị trường tiếp tục điều chỉnh về
vùng 570, tại đây, khối lượng sụt giảm một cách trầm trọng (giảm dần đều từ vùng 600). Nhưng thị trường có
2 phiên xanh tập trung chủ yếu tại các mã Bluechip với sự chênh lệch của nhóm
Vn30 và Vnindex là tương đối (dấu hiệu Bulltrap). Trong suốt quá trình
giảm điểm của tt từ vùng 600 về 570 có 2 điểm đáng chú ý: Khối ngoại liên tục
bán ròng (bình quân mỗi phiên 150 - 300k tỷ), phản ánh kỳ vọng tiêu cực về việc
nâng lãi suất vào tháng 12. Các tay to trong nước liên tục tán ròng với các
lệnh lớn rải đều khắp hầu hết các nhóm cổ phiếu (lệnh 20k 50k và thậm chí 100k)
và ko hề có bất cứ động thái mua gom ở chiều ngược lại trừ các lệnh của nhỏ lẻ,
đầu cơ. Xu hướng của các tay to trong nước dường như đi theo xu hướng bán ròng
của khối ngoại.
Trong các phiên giảm điểm từ 570 về vùng 565
(560 là ngưỡng hỗ trợ tâm lý tương đối mạnh), thanh khoản sụt giảm mạnh, đó có
thể là dấu hiệu của sự cạn cung vùng giá thấp. Trong phiên ngày 8/12, vnindex bị
đạp mạnh đầu phiên về vùng giá 557 (âm 7đ) và ngược dòng cuối phiên một cách
ngoạn mục vào phiên chiều (từ 1h40 khối lượng cải thiện từ thời điểm này). Mặc
dù thanh khoản tương đối tích cực nhưng xét tổng thể, với 1k9 tỷ chưa đảm bảo 1
sự đảo chiều hoàn toàn của thị trường. Nó chỉ ở mức tương đối cho 1 nhịp hồi
nhẹ. Ở vùng này, vẫn là ngưỡng sinh tử 5/5 khi áp lực margin có thể bung bất cứ
lúc nào nếu thanh khoản sụt giảm trở lại và thị trường xấu đi. Rõ ràng, nếu
vùng này đã đủ hấp dẫn thì 1 lượng tiền lớn hơn đã đựơc bơm vào. Cũng từ các
phiên bật lại bất ngờ của thị trường và sau đó lại quay đầu giảm điểm có thể
thấy đó là lúc lực lượng trading chuyên nghiệp đẩy giá trong phiên để lướt
sóng. Các tay to, với thế mạnh về lượng hàng có sẵn, có thể dễ dàng đẩy giá để
lướt chênh lệch. Cách đánh này rất phũ và có thể gây thiệt hại cho các tay nhỏ
lẻ bị bốc đồng theo điểm số của thị trường. Còn đối với lực lượng chuyên lướt
T3 thì sao. Thik hợp nhất nên vào lúc nào? Vì ngưỡng 560 là ngưỡng tâm lý tương
đối của thị trường nên nếu muốn lướt T3 mà vẫn đảm bảo an toàn, NDT nên chủ
động mua trc 1 phiên khi chỉ số chạm mốc này. Chẳng hạn, vào phiên 8/12,
chỉ số bật lại tại vùng 557-560 thì NDT có thể chủ động mua vào phiên thứ 2,
như vậy sẽ tạo lợi thế hơn 1 ngày, đảm bảo độ an toàn với điểm rơi của thị
trường. Nếu phiên thứ 3 khối lượng tích cực có thể giải ngân thêm tỷ trọng.
Vậy nên làm gì vào lúc này (giai đoạn sideway vùng 560-565)??? Khi nào thanh khoản còn chưa cải thiện, tốt nhất là nên đứng ngoài, còn nếu thị trường xanh và khiến tâm lý NDT hào hứng thì hãy tự hỏi mình tại sao ko mua tại giá đỏ lại đợi xanh mới mua nếu bạn là 1 trader chuyên nghiệp.
Đầu tư đơn giản đòi hỏi sự kiên nhẫn cao độ!
Vậy nên làm gì vào lúc này (giai đoạn sideway vùng 560-565)??? Khi nào thanh khoản còn chưa cải thiện, tốt nhất là nên đứng ngoài, còn nếu thị trường xanh và khiến tâm lý NDT hào hứng thì hãy tự hỏi mình tại sao ko mua tại giá đỏ lại đợi xanh mới mua nếu bạn là 1 trader chuyên nghiệp.
Đầu tư đơn giản đòi hỏi sự kiên nhẫn cao độ!
VIET EURO