24/4/15

Khái Quát Phân Tích Kỹ Thuật - Lý Thuyết Dow và Sóng Eliot

1/ Khái Quát về Phân Tích Kỹ Thuật:
    Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu hành động thị trường, chủ yếu thông qua việc sử dụng các đồ thị, nhằm mục đích dự báo các xu hướng giá trong tương lai.
    Phân tích kỹ thuật là dự đoán các biến động giá cả trong tương lai dựa trên việc xem xét các biến động giá trong quá khứ.
    PTKT dựa trên các giả định:
   + Giá phản ánh tất cả hành động thị trường: chỉ cần thông tin gì mới được đưa ra là nó phản ánh ngay vào trong giá. Giá cả đóng vai trò dẫn dắt các yếu tố cơ bản (thông kinh tế vĩ mô – vi mô). Vào thời điểm những thông tin cơ bản trở nên phổ biến thì hầu như xu hướng mới đã hoạt động tốt (tức là PTKT tiếp tục phản ánh những thông tin cơ bản chưa được công bố).
   + Giá dịch chuyển theo xu hướng: các phương pháp PTKT cố gắng nhận dạng và theo đuổi những xu hướng đang tồn tại.
   + Quá khứ tự nó sẽ lặp lại: Những mẫu hình PTKT được sàng lọc dựa trên tâm lý con người và thường tâm lý con người có xu hướng không thay đổi.
2/ Lý thuyết Dow và Sóng Eliot:
2.1 Lý thuyết Dow:
Mục đích của lý thuyết Dow là xác định những thay đổi trong sự dịch chuyển chính. Một khi xu hướng đã được xác lập, thì xu hướng này được giả định sẽ tồn tại cho đến khi có sự đảo ngược xu hướng xảy ra.
-          Giá phản ánh tất cả hành động thị trường.
-          Thị trường có 3 sự chuyển dịch:
      + Sự dịch chuyển chính: Thị trường đầu cơ giá lên hoặc thị trường đầu cơ giá xuống
·         Thị trường đầu cơ giá lên là thị trường tăng điểm kéo dài trung bình khoảng 18 tháng: Bắt đầu (giai đoạn tích lũy) khi mức giá trung bình đã phản ánh tất cả các thông tin có thể coi là tồi tệ nhất. Giai đoạn thứ hai (giai đoạn tham gia công chúng) là khi giá bắt đầu gia tăng một cách nhanh chóng và những tin tức kinh doanh sẽ được cải thiện; các nhà PTKT bắt đầu tham gia vào thị trường ở giai đoạn này. Giai đoạn thứ ba (giai đoạn phân phối) là khi thị trường tin tưởng và đầu cơ quá mức, giá tăng một các phi thực tế, cổ phiếu chạy vào tay những người yếu kém.
·         Thị trường đầu cơ giá xuống là một sự giảm giá kéo dài: Bắt đầu khi các NĐT từ bỏ kỳ vọng từ cổ phiếu. Giai đoạn thứ hai tiến triển khi có sự sụt giảm mức độ kinh doanh và lợi nhuận. Cuối cùng đạt đến đỉnh điểm khi cổ phiếu bán ra bất chấp dưới giá trị của chúng, thông tin bị suy yếu hoặc việc ép bán margin tạo ra.
     + Những phản ứng thứ cấp (trung gian): giảm trong một thị trường đầu cơ giá lên và tăng trong thị trường đầu cơ giá xuống. Kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng.
     + Những sự dịch chuyển nhỏ: kéo dài không quá 3 tuần. Có thể bị thao túng bởi các thế lực trên thị trường.
-          Mối quan hệ giữa giá và khối lượng:
     + Khối lượng tăng khi giá phục hồi và ngược lại, khối lượng thu hẹp khi giá giảm.
     + Trong một thị trường giá lên nếu khối lượng trở nên ứ đọng (sự phân phối đang diễn ra), đó có thể là dấu hiệu đảo chiều xu hướng. Trong hình 2.1: Vòng tròn tô đỏ là chỉ báo thị trường tạo đỉnh ngắn hạn, khối lượng tăng đột biến trong phiên giao dịch này.
     + Trong một thị trường giá xuống nếu khối lượng gia tăng (sự tích lũy và hoạt động bắt đáy đang diễn ra), đó có thể là dấu hiệu đảo chiều xu hướng.

 Hình 2.1: Tương quan giữa giá và khối lượng
2.2 Lý Thuyết Sóng Eliot:
      Một chu kỳ đầy đủ có 8 sóng – 5 sóng tăng và 3 sóng giảm (hình minh họa 2.2 và 2.3)
     + Các sóng 1 – 3 – 5 là các sóng đẩy. Hai sóng xen kẽ 2 – 4 là các sóng hiệu chỉnh.
     + Sau 5 sóng tăng đầy đủ thì 3 sóng hiệu chỉnh a – b – c sẽ bắt đầu.
     + Việc phân chia các bước sóng phải linh hoạt và là một nghệ thuật trong PTKT đòi hỏi áp dụng cùng lúc nhiều phương pháp khác nhau để có cái nhìn khách quan nhất trong việc nhận định xu hướng sóng. Có thể trong bước sóng 1 sẽ được chia thành 5 bước sóng nhỏ hơn, và tương tự sóng hiệu chỉnh 2 có thể được chia thành 3 sóng hiệu chỉnh nhỏ hơn.
     Một nguyên tắc quan trọng cần nhớ là sóng hiệu chỉnh không bao giờ xảy ra 5 bước sóng.

Hình 2.2: 5 bước sóng trong thị trường giá lên

Hình 2.3: 3 bước sóng hiệu chỉnh a – b – c

Có 3 khía cạnh quan trọng của lý thuyết sóng: Mẫu hình – Tỷ lệ và Thời gian
-          Tỷ lệ dựa theo dãy số đặc biệt Fibonacci: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, .....Tỷ lệ của 2 số liện kề luôn xấp xỉ bằng 0,618 lần. (Hình 2.4 minh họa cách tính)
      + Mục tiêu tối thiểu của sóng 3 = Sóng 1 x 1,618 + Đáy sóng 2.
      + Mục tiêu tối thiểu của sóng 5 = Sóng 1 x (2x1,618) + Đáy sóng 1.
      + Mục tiêu tối đa của sóng 5 = Sóng 1 x (2x1,618) + Đỉnh sóng 1.
      + Hoặc Sóng 5 = (Sóng 1 + Sóng 3) x 1,618 + Đáy sóng 4.
-          Xác định tỷ lệ thoái lùi của sóng hiệu chỉnh: Nối mẫu hình Fibonacci từ đáy đến đỉnh của chu kỳ sóng. Các mức thoái lùi phổ biến cần chú ý là mốc 38%, 50% và 62%.
-          Xác định thời điểm bước ngoặc của xu hướng: chọn điểm đáy chính của xu hướng đang diển ra làm mốc thời gian Fibonacci. Những điểm đỉnh và đáy tiếp theo của xu hướng này có thể nằm ở những mốc thời gian tiếp theo của dãy Fibonacci.

Hình 2.4: Minh họa công thức tính độ dài sóng 3= A3 = (A1 – A0) x 1,618 + A2

Nguồn: Giáo Trình "Phân Tích Kỹ Thuật Ứng Dụng Trong Đầu Tư Chứng Khoán"