25/4/15

CHƯƠNG I: ĐƯỜNG XU HƯỚNG - MỨC CHỐNG ĐỠ - NGƯỠNG KHÁNG CỰ

ĐƯỜNG XU HƯỚNG
       1/ Đường Xu Hướng:
Thị trường có ba xu hướng: Tăng – Giảm – Ngang.
-          Một xu hướng tăng là một chuỗi những đỉnh và đáy cao hơn liên tục.
+ Đường xu hướng tăng được hình thành bằng cách nối liền các đáy của thị trường và đáy sau cao hơn đáy trước.
+ Cách kiểm định xu hướng tăng. Nối 2 đáy của thị trường (điểm 1 và điểm 3), đáy sau cao hơn đáy trước. Điểm kiểm định sẽ là điểm 5, nếu đáy ở điểm 5 cao hơn đáy của điểm 3 thì nhà PTKT sẽ bắt đầu tham gia thị trường từ điểm 5 (đáy thứ 3). Xem hình minh họa 1.1

24/4/15

CHIÊM TINH TÀI CHÍNH 2014

CHIÊM TINH TÀI CHÍNH 2014
Bài viết này nhằm cung cấp một góc nhìn mới cho NĐT, cho thấy sự tương tác giữa các hiện tượng thiên văn diễn ra trong năm 2015 và thị trường chứng khoán. Bài viết cho thấy sự trùng hợp khá thú vị, vào các thời điểm diễn ra các hiện tượng thiên văn cũng là lúc thị trường chứng khoán diễn ra những bước ngoặt quan trọng. Bài viết mang tính chất thống kê và dựa trên nền tảng cơ bản năm 2014 là năm Kim. Hình minh họa bên dưới.

Thuyết Âm Dương - Ngũ Hành


1. Thế nào là "Âm dương"?
Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại.
2. Thế nào là "Ngũ hành"?
Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại. Tức năm hành thuỷ, hoả, thổ, mộc, kim. Để giúp các bạn dể nhớ ngũ hành tương sinh và tương khắc, chúng tôi nêu thí dụ mộc mạc đơn giản theo vần thơ như sau:

Ngũ hành sinh: thuộc lẽ thiên nhiên.
Nhờ nước cây xanh mọc lớn lên
(thuỷ sinh mộc)
Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ
(mộc sinh hoả)
Tro tàn tích lại đất vàng thêm
(hoả sinh thổ)
Lòng đất tạo nên kim loại trắng
(thổ sinh kim)
Kim loại vào lò chảy nước đen
(kim sinh thuỷ)
Ngũ hành tương khắc: lẽ xưa nay
Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày
(mộc khắc thổ)
Đất đắp đê cao ngăn nước lũ
(thổ khắc thuỷ)
Nước dội nhiều nhanh dập lửa ngay
(thuỷ khắc hoả)
Lửa lò nung chảy đồng sắt thép
(hoả khắc kim)
Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây
(kim khắc mộc)

Thuyết âm dương
Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hoá không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lương nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài).

Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau.

Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra "thuyết âm dương".
Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật.
Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương.

Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.

Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ, đều được qui vào âm dương.
Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng. Thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối.
Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ; Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh.
Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm có mầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm.
(Trích "Cây thuốc vị thuốc VN." của Đỗ tất Lợi)

Thuyết ngũ hành
Thuyết ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã giới thiệu trong thuyết âm dương, nhưng bổ xung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn.

Ngũ hành là : Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.
Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ cho 5 chất phối hợp nhau mà tạo nên.
Theo tính chất thì thuỷ là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống. Hoả là lửa thì bùng cháy, bốc lên.
Mộc là gỗ, là cây thì mọc lên cong hay thẳng.
Kim là kim loại, thuận chiều hay đổi thay. 
Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống được.

Tinh thần cơ bản của thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ. Tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật.
Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Đem ngũ hành liênhệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau.

Theo luật tương sinh thì thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi. Thúc đẩy sự phát triển không bao giờ ngừng. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ vệ hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Ví dụ kim sinh thuỷ thì kim là mẹ của thuỷ, thuỷ lại sinh ra mộc vậy mộc là con của Thuỷ.

Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau.
Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Trong qui luật tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậu lại tiếp diễn mái. 
Trong tình trạng bình thường, sự tưong khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường.

Trong tương khắc, môĩ hành cũng lại có hai quan hệ:Giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Ví dụ mộc thì nó khắc thổ, nhưng lại bị kim khắc nó. 
Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển.
Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau. 
Lẽ tạo hoá không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau. 
                                                     
Quy luật chế hoá ngũ hành là:
Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.
Hoả khắc kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khắc hoả.
Thổ khắc thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộckhắc thổ.
Kim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim.
Thuỷ khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thuỷ.

Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Coi bảng dưới đây chúng ta thấy mỗi hành đều có mối liên hệ bốn mặt. Cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái khắc nó và cái bị nó khắc.

Ví dụ: Mộc khắc thổ nhưng thổ sinh kim, kim lại khắc mộc. Vậy như nếu mộc khắc thổ một cách quá đáng, thì con của thổ là km tất nhiên nổi dậy khắc mộc kiểu như con báo thù cho mẹ. Nghĩa là bản thân cái bị có đầy đủ nhân tố chống lại cái khắc nó.Cho nên, mộc khắc thổ là để tạo nên tác dụng chế ức, mà duy trì sự cân bằng. Khắc và sinh đều cần thiết cho sự giữ gìn thế cân bằng trongthiên nhiên.

Cũng trong bảng quan hệ chế hoá, chúng ta thấy mộc sinh hoả; nếu chỉ nhìn hành mộc không thôi, thì như mộc gánh trọng trách gây dựng cho con là hoả, nhưng nhờ có hoả mạnh, hạn chế bớt được sức của kim là một hành khắc mộc. Như vậy mộc sinh con là hoả, nhưng nhờ có con là hoả mạnh mà hạn chế bớt kim làm hại mộc do đó mộc giữ vững cương vị.
Ngũ hành
Mộc
Hoả
Thổ
Kim
Thuỷ
4 mùa
4 phương
Thời tiết, khí
mầu săc
mùi vị
Bát quái
Thập can
Thập nhi chi

Ngũ tạng
Lục phủ

Ngũ khiếu
Cơ thể
xuân
đông
ấm
xanh
chua
ly-cấn
giáp-ất
dần -mão

gan(can)
đảm(mật )

mắt
gân
hạ
nam
nóng
đỏ
đắng
càn- tôn
bính-đinh
tị- ngọ

tim(tâm)
tiểu trường
(ruột non)
lưỡi
mạch

giữa
ẩm
vàng
ngọt

mậu-kỷ
thìn- tuất, sửu mùi
tỳ

vị (dạ dày)

miệng
thịt
thu
tây
mát
trắng
cay
khảm-đoài
canh- tân
thân-dậu

phổi (phế)
đại trường
(ruột già)
mũi
da lông
đông
bắc
lạnh
đen
mặn
khôn-chấn
nhâm-qui
hơi- tí

thận
bàng quang
(bong bóng)
tai
xương
Nguồn: http://www.informatik.uni-leipzig.de/


Khái Quát Phân Tích Kỹ Thuật - Lý Thuyết Dow và Sóng Eliot

1/ Khái Quát về Phân Tích Kỹ Thuật:
    Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu hành động thị trường, chủ yếu thông qua việc sử dụng các đồ thị, nhằm mục đích dự báo các xu hướng giá trong tương lai.
    Phân tích kỹ thuật là dự đoán các biến động giá cả trong tương lai dựa trên việc xem xét các biến động giá trong quá khứ.
    PTKT dựa trên các giả định:
   + Giá phản ánh tất cả hành động thị trường: chỉ cần thông tin gì mới được đưa ra là nó phản ánh ngay vào trong giá. Giá cả đóng vai trò dẫn dắt các yếu tố cơ bản (thông kinh tế vĩ mô – vi mô). Vào thời điểm những thông tin cơ bản trở nên phổ biến thì hầu như xu hướng mới đã hoạt động tốt (tức là PTKT tiếp tục phản ánh những thông tin cơ bản chưa được công bố).
   + Giá dịch chuyển theo xu hướng: các phương pháp PTKT cố gắng nhận dạng và theo đuổi những xu hướng đang tồn tại.
   + Quá khứ tự nó sẽ lặp lại: Những mẫu hình PTKT được sàng lọc dựa trên tâm lý con người và thường tâm lý con người có xu hướng không thay đổi.
2/ Lý thuyết Dow và Sóng Eliot:
2.1 Lý thuyết Dow:
Mục đích của lý thuyết Dow là xác định những thay đổi trong sự dịch chuyển chính. Một khi xu hướng đã được xác lập, thì xu hướng này được giả định sẽ tồn tại cho đến khi có sự đảo ngược xu hướng xảy ra.
-          Giá phản ánh tất cả hành động thị trường.
-          Thị trường có 3 sự chuyển dịch:
      + Sự dịch chuyển chính: Thị trường đầu cơ giá lên hoặc thị trường đầu cơ giá xuống
·         Thị trường đầu cơ giá lên là thị trường tăng điểm kéo dài trung bình khoảng 18 tháng: Bắt đầu (giai đoạn tích lũy) khi mức giá trung bình đã phản ánh tất cả các thông tin có thể coi là tồi tệ nhất. Giai đoạn thứ hai (giai đoạn tham gia công chúng) là khi giá bắt đầu gia tăng một cách nhanh chóng và những tin tức kinh doanh sẽ được cải thiện; các nhà PTKT bắt đầu tham gia vào thị trường ở giai đoạn này. Giai đoạn thứ ba (giai đoạn phân phối) là khi thị trường tin tưởng và đầu cơ quá mức, giá tăng một các phi thực tế, cổ phiếu chạy vào tay những người yếu kém.
·         Thị trường đầu cơ giá xuống là một sự giảm giá kéo dài: Bắt đầu khi các NĐT từ bỏ kỳ vọng từ cổ phiếu. Giai đoạn thứ hai tiến triển khi có sự sụt giảm mức độ kinh doanh và lợi nhuận. Cuối cùng đạt đến đỉnh điểm khi cổ phiếu bán ra bất chấp dưới giá trị của chúng, thông tin bị suy yếu hoặc việc ép bán margin tạo ra.
     + Những phản ứng thứ cấp (trung gian): giảm trong một thị trường đầu cơ giá lên và tăng trong thị trường đầu cơ giá xuống. Kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng.
     + Những sự dịch chuyển nhỏ: kéo dài không quá 3 tuần. Có thể bị thao túng bởi các thế lực trên thị trường.
-          Mối quan hệ giữa giá và khối lượng:
     + Khối lượng tăng khi giá phục hồi và ngược lại, khối lượng thu hẹp khi giá giảm.
     + Trong một thị trường giá lên nếu khối lượng trở nên ứ đọng (sự phân phối đang diễn ra), đó có thể là dấu hiệu đảo chiều xu hướng. Trong hình 2.1: Vòng tròn tô đỏ là chỉ báo thị trường tạo đỉnh ngắn hạn, khối lượng tăng đột biến trong phiên giao dịch này.
     + Trong một thị trường giá xuống nếu khối lượng gia tăng (sự tích lũy và hoạt động bắt đáy đang diễn ra), đó có thể là dấu hiệu đảo chiều xu hướng.

 Hình 2.1: Tương quan giữa giá và khối lượng
2.2 Lý Thuyết Sóng Eliot:
      Một chu kỳ đầy đủ có 8 sóng – 5 sóng tăng và 3 sóng giảm (hình minh họa 2.2 và 2.3)
     + Các sóng 1 – 3 – 5 là các sóng đẩy. Hai sóng xen kẽ 2 – 4 là các sóng hiệu chỉnh.
     + Sau 5 sóng tăng đầy đủ thì 3 sóng hiệu chỉnh a – b – c sẽ bắt đầu.
     + Việc phân chia các bước sóng phải linh hoạt và là một nghệ thuật trong PTKT đòi hỏi áp dụng cùng lúc nhiều phương pháp khác nhau để có cái nhìn khách quan nhất trong việc nhận định xu hướng sóng. Có thể trong bước sóng 1 sẽ được chia thành 5 bước sóng nhỏ hơn, và tương tự sóng hiệu chỉnh 2 có thể được chia thành 3 sóng hiệu chỉnh nhỏ hơn.
     Một nguyên tắc quan trọng cần nhớ là sóng hiệu chỉnh không bao giờ xảy ra 5 bước sóng.

Hình 2.2: 5 bước sóng trong thị trường giá lên

Hình 2.3: 3 bước sóng hiệu chỉnh a – b – c

Có 3 khía cạnh quan trọng của lý thuyết sóng: Mẫu hình – Tỷ lệ và Thời gian
-          Tỷ lệ dựa theo dãy số đặc biệt Fibonacci: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, .....Tỷ lệ của 2 số liện kề luôn xấp xỉ bằng 0,618 lần. (Hình 2.4 minh họa cách tính)
      + Mục tiêu tối thiểu của sóng 3 = Sóng 1 x 1,618 + Đáy sóng 2.
      + Mục tiêu tối thiểu của sóng 5 = Sóng 1 x (2x1,618) + Đáy sóng 1.
      + Mục tiêu tối đa của sóng 5 = Sóng 1 x (2x1,618) + Đỉnh sóng 1.
      + Hoặc Sóng 5 = (Sóng 1 + Sóng 3) x 1,618 + Đáy sóng 4.
-          Xác định tỷ lệ thoái lùi của sóng hiệu chỉnh: Nối mẫu hình Fibonacci từ đáy đến đỉnh của chu kỳ sóng. Các mức thoái lùi phổ biến cần chú ý là mốc 38%, 50% và 62%.
-          Xác định thời điểm bước ngoặc của xu hướng: chọn điểm đáy chính của xu hướng đang diển ra làm mốc thời gian Fibonacci. Những điểm đỉnh và đáy tiếp theo của xu hướng này có thể nằm ở những mốc thời gian tiếp theo của dãy Fibonacci.

Hình 2.4: Minh họa công thức tính độ dài sóng 3= A3 = (A1 – A0) x 1,618 + A2

Nguồn: Giáo Trình "Phân Tích Kỹ Thuật Ứng Dụng Trong Đầu Tư Chứng Khoán"

23/4/15

5 Cuốn Sách Hay Mà Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán Nên Đọc

1/ Hòn Tuyết Lăn (Snow Ball) 2/ Bí Quyết Đầu Tư Và Kinh Doanh Chứng Khoán Của Warren Buffet Và George Soros 3/ Cổ Phiếu Thường - Lợi Nhuận Phi Thường 4/ Nhà Đầu Tư Thông Minh 5/ Nóng Lạnh Chứng Khoán